Tác giả đã sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, năm học 2014 2015 (Trang 51)

chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi để xây dựng sinh động hình tượng Lor-ca.

Bài tập 3: Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha

hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy...

(Đàn ghi ta của Lor-ca- Thanh Thảo)

*Gợi ý: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ. 2. Cảm nhận về đoạn thơ.

+ Là người nghệ sĩ tài hoa, yêu tự do, lãng du mà đơn độc + Là hiện thân của văn hóa Tây Ban Nha.

+ Là nạn nhân của những thế lực phản động với cái chết oan khuất, bi phẫn. - Hình tượng tiếng đàn.

+ Tiếng đàn là tâm hồn, là vẻ đẹp của nghệ thuật Lor-ca.

+ Tiếng đàn là thân phận của Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị.

- Cảm xúc của tác giả: ngưỡng mộ tài năng và tiếc thương cho thân phận của Lor-ca - Đặc sắc nghệ thuật:

+ Hình tượng thơ có sự song hành và chuyển hóa lẫn nhau giữa hình ảnh Tây Ban Nha, Lor-ca và tiếng đàn.

+ Lời thơ giàu nhạc tính được tạo ra bởi các từ láy, điệp từ, điệp ngữ, chuỗi từ mô phỏng âm thanh.

+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ…

3. Đánh giá chung…

Bài tập 4: Bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?

*Gợi ý:

- Bài thơ được kết thúc với câu thơ là chuỗi hợp âm “li-la li-la li-la”.

- Chuỗi hợp âm này được sử dụng kết thúc bài thơ có sự lặp lại để diễn tả sự bất diệt của tiếng đàn.

- Chuỗi hợp âm được đặt ở vị trí cuối bài thơ để khẳng định tiếng đàn là bất tử, nghệ thuật là bất tử và hình ảnh Lor-ca sẽ sống mãi với thời gian...

Bài 8: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (Nguyễn Tuân) I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả Nguyễn Tuân:

- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại - Phong cách nghệ thuật: độc đáo và sâu sắc, thâu tóm trong một chữ Ngông, nổi bật là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tùy bút.

2. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” a) Nội dung: a) Nội dung:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, năm học 2014 2015 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w