Mị là con người có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, năm học 2014 2015 (Trang 65)

* Đằng sau hình ảnh tưởng như câm lặng kia là một con người khát khao tự do, hạnh phúc: không khí rộn ràng, tiếng sáo gọi bạn, bữa rượu… đã khiến Mị thức tỉnh lòng yêu đời và muốn đi chơi.

* Mị khêu đèn cho sáng như muốn thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối của mình, Mị chuẩn bị váy áo để đi chơi nhưng bị A Sử trói lại. Tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, “Mị vùng bước đi”.

+ Tâm trạng, hành động của Mị trong đêm cuối cùng ở nhà thống lí Pá Tra.

* Những đêm trước, khi thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên. Nhưng đêm ấy, thấy dòng nước mắt trên má A Phủ, Mị nhớ lại cảnh ngộ của mình trong đêm mùa xuân năm trước, Mị đồng cảm, thương xót cho A Phủ; nhận thức được bộ mặt tàn bạo của cha con thống lí, cảm thấy thương người, thương mình… đã khiến cho Mị có đủ sức mạnh và dũng cảm để cắt dây trói giải thoát cho A Phủ.

* Ngay sau đó, Mị đứng lặng trong bóng tối với bao giằng xé trong lòng. Nhưng rồi khát vọng sống trỗi dậy mãnh liệt đã giúp Mị chiến thắng cả cường quyền và thần quyền, Mị vụt chạy theo A Phủ, tự “cởi trói” cho mình, đến với tự do.

3. Đánh giá chung.

- Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị.

- Cuộc đời đau khổ, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến và thực dân và cũng là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.

Bài tập 4: Ý nghĩa của tiếng sáo đối với sự hồi sinh khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"-Tô Hoài?

Gợi ý:

- Tiếng sáo là một dụng công nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài, là một chi tiết giàu ý nghĩa:

+ Tiếng sáo có nhiều cung bậc, sắc thái thẩm mĩ: miêu tả từ xa đến gần, khi thực khi hư. Tiếng sáo từ chỗ là sự việc của thực tại bên ngoài dần dần xâm nhập và thế giới nội tâm của Mị.

+ Tiếng sáo là biểu tượng của tình yêu, của khát vọng được yêu thương, được sống tự do, hạnh phúc.

+ Tiếng sáo có sức tác động mạnh mẽ, sâu sắc đối với Mị: tiếng sáo đã đưa Mị từ cõi quên đến cõi nhớ, tiếng sáo gợi lên một thời hạnh phúc ngắn ngủi, tiếng sáo đưa tâm hồn Mị trở lại những ngày tháng tươi đẹp, làm thức tỉnh khao khát hạnh phúc trong thực tại tưởng chừng đã bị thực tế phũ phàng làm tê liệt, giúp Mị có ý thức phản kháng quyết liệt với thực tế bi đát.

- Tiếng sáo là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giúp tác giả khắc họa chân thật diễn biến tâm lí tinh tế của nhân vật, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm đồng thời cũng làm nổi bật sắc thái văn hóa tinh thần đặc trưng của Tây Bắc.

Bài 12: VỢ NHẶT – Kim Lân I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả Kim Lân:

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thành công ở đề tài nông thôn và người nông dân, có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này.

2. Tác phẩm: a) Nội dung: a) Nội dung:

- Nhân vật Tràng: là người lao động nghèo, tốt bụng và nhân hậu, luôn khao khát hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc, hướng đến tương lai .

- Nhân vật người “vợ nhặt”: là nạn nhân của nạn đói. Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến thị chao chát, thô tục và chấp nhận làm “vợ nhặt”. Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn khát khao một mái ấm. Thị là một người hoàn toàn khác khi trở thành người vợ trong gia đình.

- Nhân vật bà cụ Tứ: một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai.

Ba nhân vật có niềm khát khao sống và hạnh phúc, niềm tin và hi vọng vào tương lai tươi sáng ở cả những thời khắc khó khăn nhất. Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “Dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và hi vọng ở tương lai”.

b) Nghệ thuật:

- Thành công nổi bật của tác phẩm là xây dựng được tình huống truyện độc đáo. Tình huống đã làm đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.

- Cách kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.

- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, miêu tả tâm lí khá tinh tế.

- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. c) Ý nghĩa văn bản:

Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

II. Luyện tập:

Bài tập 1. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt- Kim Lân:

Truyện kể về chuyện nhặt vợ của Tràng giữa những ngày tao loạn, thảm khốc thê lương bởi nạn đói.

- Tràng là một người lao động nghèo, xấu trai, ở xóm ngụ cư, chỉ nhờ 4 bát bánh đúc và một vài câu nói đùa mà anh nhặt được vợ.

- Anh đưa người vợ về nhà để ra mắt người mẹ già cơ cực. Bà cụ Tứ sau phút ngỡ ngàng, lo lắng, buồn tủi đã chấp nhận người con dâu với lòng thương cảm.

- Ngay sáng đầu tiên Tràng có vợ, bà cụ Tứ cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Trước cảnh ấy, Tràng cảm động và thấy gắn bó, có trách nhiệm với ngôi nhà của mình.

- Giữa tiếng khóc hờ của những gia đình có người chết, tiếng trống thúc thuế nhưng trong bữa cơm ngày đói cả gia đình vẫn nhen nhúm lên một tia hi vọng cuộc đời sẽ đổi khác, trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

Bài tập 2. Giải thích và nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Gợi ý:

*Giải thích: Vợ nhặt là vợ do nhặt được một cách ngẫu nhiên mà không phải được hỏi, cưới theo phong tục truyền thống của người Việt.

*Ý nghĩa

- Nhan đề gợi nên tình huống độc đáo của tác phẩm: Chuyện dựng vợ gả chồng là chuyện thiêng liêng nhưng đối với Tràng như một chuyện đùa – Tràng “nhặt vợ”.

- Nhan đề gợi lòng thương cảm về sự rẻ rúng của thân phận con người trong nạn đói. - Nhan đề đã thể hiện được chủ đề tư tưởng của tác phẩm đồng thời cũng gợi được trí tò mò ở người đọc.

Bài tập 3. Anh (chị) hãy nhận xét tình huống truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

Gợi ý:

- Tình huống truyện xoay quanh việc anh Tràng nhặt vợ, tình huống độc đáo thể hiện ngay ở nhan đề Vợ nhặt. Đây là một tình huống độc đáo, vừa đáng mừng vừa bi thảm:

+ Lấy vợ vốn là việc thiêng liêng, trọng đại mà Tràng lại “nhặt” vợ một cách bất ngờ, dễ dàng và vu vơ; Tràng nghèo khổ, xấu xí, dân ngụ cư mà lại có người theo, không cần cheo cưới; giữa lúc thiên hạ đang đói khát, nuôi mình không nổi Tràng lại dám lấy vợ, lại nghĩ đến hạnh phúc.

+ Việc Tràng lấy vợ làm cho xóm ngụ cư ngạc nhiên, mẹ Tràng ngạc nhiên và bản thân anh cũng ngạc nhiên.

- Tác giả đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, mới lạ.

- Tình huống truyện đã làm đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật, thể hiện chủ đề và giá trị tư tưởng của truyện.

Bài tập 4. Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

Gợi ý:

2. Cảm nhận về nhân vật Tràng:

- Xấu xí, thô kệch nhưng vui tính, hiền lành

- Dù đói khát song vẫn tốt bụng, phóng khoáng, biết cưu mang, giúp đỡ người cùng cảnh ngộ: sẵn sàng đãi người đàn bà xa lạ, chấp nhận cho người đàn bà theo về

- Niềm khao khát hạnh phúc mãnh liệt dù trong bất kì hoàn cảnh nào, có niềm tin vào tương lai: + Câu nói đùa (Nói đùa chứ có về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về) ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình

+ Sự lựa chọn quyết liệt giữa hạnh phúc và nỗi sợ cái đói, cái chết qua tiếng tặc lưỡi: Chậc! kệ

+ Từ khi dắt vợ về nhà đến sáng hôm sau, Tràng đắm chìm trong niềm hạnh phúc, hãnh diện (mặt phớn phở, mắt sáng lấp lánh, …)

+ Cảm thấy yêu thương, gắn bó và suy nghĩ về trách nhiệm đối với gia đình, vợ con. + Nghĩ đến sự đổi thay dù chưa ý thức thật đầy đủ: hình ảnh lá cờ đỏ trong óc

3. Đánh giá chung.

- Xây dựng nhân vật Tràng, Kim Lân muốn khẳng định: Con người dù ở trong hoàn cảnh nào, dù phải cận kề cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, khát khao tổ ấm gia đình.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật với việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, chân thật.

Bài tập 5. Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

Gợi ý:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật bà cụ Tứ.2. Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ: 2. Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, năm học 2014 2015 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w