Tnú có số phận bất hạnh, nhiều đau thương bởi sự tàn bạo của kẻ thù.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, năm học 2014 2015 (Trang 73)

- Bà mẹ nghèo, có tấm lòng nhân hậu, thương con, thương người:

a) Tnú có số phận bất hạnh, nhiều đau thương bởi sự tàn bạo của kẻ thù.

- Mồ côi bố mẹ từ nhỏ, được dân làng yêu thương, đùm bọc, xây dựng được tổ ấm gia đình với Mai nhưng tổ ấm ấy bị kẻ thù đập nát (Mai và đứa con nhỏ mới sinh bị giặc tra tấn đến chết)

- Bản thân Tnú bị bắt giam (khi làm liên lạc), bị tra tấn dã man (lưng Tnú đầy thương tích sau lần bị bắt - vượt ngục, bị đốt mười đầu ngón tay…)

- Số phận của Tnú mang tính điển hình cho người dân làng XôMan, con đường đi của anh cũng là con đường tất yếu.

b) Vẻ đẹp phẩm chất của Tnú.

- Gan góc, táo bạo, dũng cảm, bất khuất trước kẻ thù: biểu hiện nhất quán từ nhỏ (làm liên lạc, lựa chỗ có nước mạnh mà vượt thác) cho đến lớn (lãnh đạo thanh niên mài giáo chuẩn bị đánh giặc, nghiến răng không thèm kêu van trước kẻ thù, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt vẫn xiết cổ bọn thằng Dục…)

- Yêu Đảng, trung thành với cách mạng, có tính kỉ luật cao (nuôi giấu cán bộ đảng, nghe theo lời cán bộ…)

- Giàu tình yêu thương với vợ con, dân làng (che chở cho mẹ con Mai, xúc động khi về thăm làng, chân tình với người làng…) và sục sôi căm thù giặc (mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng)

- Tnú là hình ảnh kết tinh vẻ đẹp phẩm chất mang tính truyền thống của dân làng Xô Man- Tây Nguyên.

c) Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên.

3. Đánh giá:

- Hình tượng Tnú mang tính điển hình, tiêu biểu cho đồng bào Tây nguyên trong kháng chiến, biểu hiện rõ nhất vẻ đẹp mang tính truyền thống của người dân Tây nguyên: bất khuất, kiên trung, một lòng theo Đảng.

- Hình tượng nhân vật được tác giả khắc họa mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn rõ nét với những chi tiết giàu sức gợi (đặc biệt là hình ảnh bàn tay Tnú)

Bài tập 5: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói của cụ Mết – nhân vật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”?.

Gợi ý:

- Câu nói của cụ Mết là lời dặn dò của một già làng đối với dân làng Xô Man trong đêm mừng Tnú trở về, là sự chiêm nghiệm, đúc rút từ câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú.

- Qua lời nhân vật cụ Mết, bằng cách nói giàu hình ảnh, tác giả đã đề cập đến tư tưởng chủ đạo trong đường lối Cách mạng của Đảng lúc bấy giờ: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.

- Chân lý về con đường giải phóng của quần chúng nhân dân trong thời đại Cách mạng được tác giả khắc họa sinh động qua câu chuyện của Tnú và cuộc đồng khởi của dân làng Xô Man: Trước sự tàn bạo của kẻ thù, Tnú đã nhảy ra cứu vợ con, chống lại bọn giặc được trang bị vũ khí hiện đại bằng đôi bàn tay không tất sẽ chuốc lấy thất bại, anh không những không cứu được vợ con mà đôi bàn tay ấy còn bị bọn giặc đốt bằng nhựa xà nu đến tật nguyền. Song chỉ bằng giáo, mác, rựa, cụ Mết đã cùng thanh niên trong làng giết được tiểu đội thằng Dục, cứu được Tnú, bảo vệ buôn làng.

- Chân lý trên cũng chính là chủ đề xuyên suốt trong toàn tác phẩm. Chủ đề ấy đã thể hiện nội dung sử thi, chi phối việc xây dựng hệ thống hình tượng, ngôn ngữ, giọng điệu của truyện ngắn.

Bài tập 6: Tại sao có thể nói tác phẩm Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành thể hiện

khuynh hướng sử thi rõ nét?

Gợi ý:

Tính sử thi của truyện được thể hiện trên hầu hết các phương diện nội dung và nghệ thuật tác phẩm, nhưng nổi bật ở nghệ thuật trần thuật, hình tượng nhân vật và hình tượng thiên nhiên, ở đề tài và chủ đề tác phẩm:

1. Đề tài: đề cập đến vấn đề số phận và con đường giải phóng của dân làng Xô Man cũng chính là tiêu biểu cho số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân dân miền Nam, của cả dân tộc.

2. Chủ đề, tư tưởng: Ca ngợi truyền thống bất khuất, sự gắn bó sâu nặng với cách mạng của nhân dân Tây Nguyên đồng thời đề cập đến chân lý về con đường giải phóng của quần chúng nhân dân trong thời đại cách mạng: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.

Như vậy, tác phẩm đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa sinh tử đối với dân tộc, với cách mạng miền Nam lúc đó.

3. Hệ thống nhân vật trong truyện được lựa chọn để đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau trong cuộc chiến đấu giải phóng nhân dân. Nhân vật chính - Tnú mang tính tiêu biểu cho số phận và kết tinh vẻ đẹp của đồng bào Tây Nguyên trong thời đại cách mạng. Các nhân vật được phân tuyến đối lập rạch ròi theo nhãn quan ý thức hệ, các nhân vật tích cực đều được ít nhiều lý tưởng hóa.

4. Hình tượng thiên nhiên - rừng xà nu vừa hiện thực lại vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng, đồng thời tạo nên bối cảnh hùng vĩ, hoành tráng góp phần làm nên chất sử thi lãng mạn của tác phẩm..

5. Nghệ thuật trần thuật của truyện cũng mang đậm tính sử thi: câu chuyện được kể như một hồi tưởng bên bếp lửa nhà rông, qua lời già làng kể cho lũ làng nghe với ngôn ngữ trang trọng, đầy xúc cảm tự hào gợi nhớ tới lối kể khan ở các dân tộc Tây Nguyên.

Bài tập 7: Người anh hùng được cụ Mết kể trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn

Trung Thành là ai? Người anh hùng ấy có những phẩm chất gì đáng quí? Gợi ý:

- Nhân vật Tnú;

- Nét phẩm chất đáng quí:

+ Gan góc, táo bạo, dũng cảm, bất khuất trước kẻ thù; + Yêu Đảng, trung thành với cách mạng, có tính kỉ luật cao;

+ Tnú là hình ảnh kết tinh vẻ đẹp phẩm chất mang tính truyền thống của dân làng Xô Man- Tây Nguyên.

Bài tập 8: Hình ảnh Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc của Tnú có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý:

- Bằng chứng cho sự tàn bạo, man rợ của kẻ thù;

- Khẳng định tinh thần gan góc, lòng trung thành với Đảng, với Cách mạng của Tnú; - Khơi dậy ngọn lửa căm thù và lòng quyết tâm đánh giặc bảo vệ quê hương, bản làng của dân làng XôMan- Tây Nguyên;

- Góp phần làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng Cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong thời đại chống Mĩ.

Bài 14: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH- Nguyễn Thi I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả Nguyễn Thi:

Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của nông dân Nam Bộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.

2. Tác phẩm: a) Nội dung: a) Nội dung:

- Nhân vật chính:

+ Việt: là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên; có tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường. Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

+ Chiến: là cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn rất trẻ con nhưng cũng là một người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến công.

- Chiến và Việt là hai “khúc sông” trong dòng sông truyền thống của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

b) Nghệ thuật:

- Truyện được kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch, khi gián đoạn làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.

- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. - Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ. - Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh.

c) Ý nghĩa văn bản:

Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với cách mạng, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

II. Luyện tập:

Bài tập 1: Hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

Gợi ý:

- Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân trẻ. Anh xuất thân từ một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống cách mạng nhưng chịu nhiều tổn thất nặng nề do tội ác của Mỹ- Ngụy: ông nội, bố và mẹ Việt đều bị giặc giết, gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm và một người chị nuôi lấy chồng xa.

- Việt và Chiến hăng hái tòng quân giết giặc. Anh chiến đấu ngoan cường, quyết lập nhiều chiến công để cùng chị trả thù cho ba má.

- Trong một trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã diệt được một xe bọc thép của địch, nhưng anh bị thương nặng, phải nằm lại chiến trường và bị lạc đồng đội. Khắp người đau nhức nhưng Việt vẫn cố bò đi tìm đồng đội và lúc nào cũng ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Anh ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại ấy, dòng hồi ức đã đưa anh trở lại với những kỉ niệm thân thiết về người thân: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh, đặc biệt là kỉ niệm về đêm hai chị em tranh nhau ghi tên tòng quân.

- Anh Tánh và tiểu đội đã gặp được Việt sau ba ngày tìm kiếm và đưa Việt về điều trị tại một bệnh viện dã chiến. Sức khỏe Việt dần hồi phục. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến nhưng Việt còn chần chừ vì thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và chưa đáp ứng được nguyện vọng của má.

Bài tập 2: Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Những đứa con trong gia đình của

Nguyễn Thi.

Gợi ý:

- Nghĩa rộng: chỉ những đứa con trong gia đình lớn- gia đình cách mạng miền Nam: họ gắn bó với nhau không chỉ cùng chung huyết thống, cùng tình ruột thịt mà còn gặp nhau ở lòng căm thù giặc, gan góc, kiên cường trước kẻ thù, khao khát đánh giặc; yêu quê hương; trung thành với cách mạng.

- Nghĩa hẹp: chỉ những đứa con Việt, Chiến trong gia đình Việt- gia đình giàu truyền thống cách mạng. Những đứa con không chỉ là sự tiếp nối của một huyết thống mà còn là sự tiếp nối của truyền thống gia đình. Do vậy, muốn hiểu được những đứa con cần phải hiểu những người sinh ra chúng, hiểu được gia đình nơi chúng được nuôi dưỡng và trưởng thành. Hơn nữa, truyền thống quá khứ của gia đình dẫu rất đỗi thiêng liêng cũng chỉ được gợi lên và sống dậy nhờ chính những con người hiện tại.

- Nhan đề đã gợi ra nhiều tầng nghĩa, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Bài tập 3: .Cảm nghĩ của anh (chị) về hình tượng nhân vật Việt và Chiến trong tác

phẩm Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi.

Gợi ý:

1. Giới thiệu chung về tác phẩm và hai nhân vật Việt, Chiến.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, năm học 2014 2015 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w