NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI 1) KIẾN THỨC:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, năm học 2014 2015 (Trang 26)

* Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần đảm bảo các bước sau: - Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.

- Bàn về những giá trị nội dung (vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp hình tượng, giá trị tư tưởng ); giá trị nghệ thuật (bút pháp nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật, hình ảnh, giọng điệu, màu sắc thẩm mĩ...) của đoạn thơ, bài thơ.

- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ đó.

* Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần chú ý về hình thức: - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, có cảm xúc, có hình ảnh.

- Bố cục chặt chẽ, logich.

2) LUYỆN TẬP: Xem các đề ở phần II (Phần Văn học)

II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI1). KIẾN THỨC: 1). KIẾN THỨC:

* Bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi cần đảm bảo các bước sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật cần nghị luận.

- Phân tích những khía cạnh nổi bật về nhân vật (hoàn cảnh sống, ngoại hình, nội tâm, hành động, tính cách, số phận... ) để làm rõ về vẻ đẹp của nhân vật (hoặc các giá trị được thể hiện qua nhân vật).

- Đánh giá về thành công của tác giả qua xây dựng nhân vật (nghệ thuật xây dựng nhân vật, thể hiện được tư tưởng, đề tài văn học...).

* Bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi cần chú ý về hình thức: - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, có cảm xúc, có hình ảnh.

- Bố cục chặt chẽ, logich.

- Dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, phong phú.

2) LUYỆN TẬP: Xem các đề ở phần II (Phần Văn học) III. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

1). KIẾN THỨC:

* Bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học cần đảm bảo các bước sau: - Giải thích ý kiến

- Làm sáng tỏ ý kiến bằng thao tác chứng minh, phân tích

- Đánh giá về ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. * Bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học cần chú ý về hình thức: - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, lập luận thuyết phục.

- Dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, phong phú.

2) LUYỆN TẬP: Xem các đề ở phần II (Phần Văn học)

PHẦN VĂN HỌCA. VĂN HỌC VIỆT NAM A. VĂN HỌC VIỆT NAM

Bài 1: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

Nền văn học phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

1. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:

a) Những chặng đường phát triển:

- 1945-1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

- 1955- 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam

- 1965-1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước. b) Những thành tựu và hạn chế:

- Văn học đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.

- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.

- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.

- Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức…

c) Những đặc điểm cơ bản:

- Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu - Nền văn học hướng về đại chúng

- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.

- Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.

Bài 2: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

*PHẦN TÁC GIẢ: TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

1. Quan điểm sáng tác:

- Người xem văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp Cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội.

- Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

- Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết như thế nào?) của tác phẩm.

2. Di sản văn học:

Sự nghiệp sáng tác văn học của Hồ Chí Minh lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đặc sắc về phong cách nghệ thuật. Những tác phẩm chính của Người thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.

a) Văn chính luận:

- Những thập niên đầu thế kỉ XX, Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài văn chính luận đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Người khi hoạt động ở Pháp là Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

- Khi Cách mạng thành công, Người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Đây là áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén và ngôn ngữ súc tích.

- Sau này, Người còn viết những tác phẩm chính luận nổi tiếng khác như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập, tự do (1966).

b) Truyện và kí:

- Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác một số truyện ngắn, kí, tiểu phẩm, sau này được tập hợp lại trong tập Truyện và kí, tiêu biểu như Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Vi hành

- Sau này, Người còn viết một số tác phẩm như Nhật kí chìm tàu, Giấc ngủ mười năm, Vừa đi đường vừa kể chuyện.

c) Thơ ca:

Đây là lĩnh vực có giá trị nổi bật trong sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh. Các tập thơ của Người: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí MinhThơ chữ Hán Hồ Chí Minh.

3. Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách

riêng, hấp dẫn.

- Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.

- Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy- mua của phương Tây.

- Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và chất chiến đấu.

*PHẦN VĂN BẢN: TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, năm học 2014 2015 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w