- Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận
a) Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm viết năm 1957, sau mười hai năm Chiến tranh
thế giới thứ hai kết thúc. Bởi vậy, cách nhìn nhận và phản ánh về chiến tranh khác với những tác phẩm văn học viết ngay trong chiến tranh.
b) Tóm tắt tác phẩm:
Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của anh lính lái xe An-đrây Xô-cô-lốp.
- Trong những năm nội chiến, Xô-cô-lốp tham gia Hồng quân. Nạn đói xảy ra, gia đình anh bị chết. Anh phải làm nhiều nghề để kiếm sống và đã xây dựng được một gia đình hạnh phúc, có vợ và ba con.
- Chiến tranh chống phát xít bùng nổ, anh ra trận, bị bắt làm tù binh, bị tra tấn. Khi trốn thoát về được với Hồng quân thì anh mới biết vợ và hai con gái đã bị bom sát hại trước đó hai năm. Anh tiếp tục chiến đấu và đúng vào ngày chiến thắng, con trai của anh đã hi sinh.
- Sau chiến tranh, anh xuất ngũ và làm lái xe cho một đội vận tải. Gặp bé Va-ni-a (mồ côi cha mẹ), anh nhận nó làm con. Cuộc sống của anh từ đó thêm khó khăn song đã ấm áp hơn. Anh phải nén chịu, giấu đi những mất mát đau đớn của thể xác và tinh thần để bé Va-ni-a được hạnh phúc.
- Một lần gặp rủi ro, anh bị thu bằng lái xe. Sau sự việc đó, anh lại cùng con đến Ka-sa- rư để kiếm sống.
c) Nội dung:
- Chiến tranh và thân phận con người
+ Người lính Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt qua nỗi: đi lính, bị thương, chịu đọa đày trong trại tập trung, vợ và hai con gái chết vì bom phát xít, con trai hi sinh đúng ngày chiến thắng, hết chiến tranh không biết đi đâu, về đâu.
+ Chú bé Va-ni-a lang thang, rách rưới, lem luốc, hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đêm bạ đâu ngủ đó, cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích.
- Nghị lực vượt qua số phận:
+ Xô-cô-lốp vui vẻ chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, không do dự khi nhận mình là bố Va-ni-a, sung sướng được chăm sóc và dành tình cảm cho con
+ Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người cha mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ.
- Đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và người dân Xô Viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai.
d) Nghệ thuật:
- Miêu tả nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế
- Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn
- Lời trữ tình ngoại đề của người dẫn chuyện ở phần cuối tác phẩm gây xúc động lớn cho người đọc
e) Ý nghĩa văn bản:
Con người bằng ý chí và nghị lức, lòng nhân ái và niềm tin ở tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận
II. Luyện tập:
Câu 1. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả M. Sô-lô-khốp?
Gợi ý : Xem mục I.1
Câu 2 . Hãy tóm tắt và nêu chủ đề của tác phẩm Số phận con người - M. Sô-lô-khốp.
Gợi ý : Xem mục I.2
Câu 3. Tính cách Nga được thể hiện như thế nào qua nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp trong đoạn trích Số phận con người- M. Sô-lô-khốp?
- Bản lĩnh kiên cường: Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, có lúc tưởng như không thể đứng lên nổi nhưng anh vẫn nén chịu nỗi đau, vượt lên số phận để tạo cho mình một cuộc sống bình thường, có ích.
- Tấm lòng nhân hậu:
+ Tuy đau khổ vô hạn vì những mất mát lớn lao trong chiến tranh nhưng anh vẫn nhận bé Va-ni-a làm con và yêu thương, chăm sóc nó như con đẻ của mình..
+ Anh giấu chưa cho thằng bé biết nhiều về sự thật vì không muốn nó buồn.
+ Bé Va-ni-a hồn nhiên nhận sự yêu thương chăm sóc người mà chú cho đó là bố đẻ của mình.
- Truyện đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả.
Câu 4. Qua đoạn trích (đã học) trong tác phẩm "Số phận con người”, Sô-lô-khốp đặt ra vấn đề gì về số phận con người?
Gợi ý:
Mỗi con người một số phận và mỗi số phận là một phần của lịch sử, thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên những rủi ro, bất hạnh với điểm tựa là tình thương.
Số phận mỗi người do chính mỗi người tạo nên.
Câu 5: Đoạn văn sau miêu tả nỗi khổ tâm của nhân vật nào? Nỗi khổ tâm ấy nói lên điều gì ở nhân vật?
Lại thêm một nỗi khổ tâm này nữa: hầu như đêm nào tôi cũng chiêm bao thấy những người thân quá cố. Và lúc nào cũng thế, tôi thì ở bên bày, sau hàng rào dây thép gai, còn vợ con thì tự do ở bên kia...Tôi nói đủ chuyện với I-ri-na, với các con nhưng chỉ vừa mới toan lấy tay đẩy dây thép gai ra, thì vợ con lại rời bỏ tôi, cứ như là vụt tan biến mất...Và đây là điều rất kì lạ: ban ngày bao giờ tôi cũng trấn tĩnh được, không hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt...
*Gợi ý:
- Nỗi khổ tâm của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp ( tác phẩm Số phận con người); - Nỗi khổ tâm ấy nói lên:
+ Nỗi đau mất mát người thân trong chiến tranh luôn ám ảnh nhân vật hằng đêm; + Bản lĩnh kiên cường và tấm lòng nhân hậu của người lính Nga.
Bài 3: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Ơ-nít Hê-minh-uê) I. Kiến thức cơ bản: