Vẻ đẹp trong tính cách, phẩm chất của hai nhân vật.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, năm học 2014 2015 (Trang 77)

+ Nhân vật Việt:

* Việt có nét dễ thương, dễ mến của một cậu con trai mới lớn, tính tình vô tư, vô lo, vô nghĩ (tranh công với chị, phó thác mọi việc nhà cho chị, muốn khóc với anh Tánh, sợ con ma cụt đầu, thích bắt ếch, câu cá, bắn chim…)

* Việt sống giàu tình cảm với mọi người, có một tình yêu thương gia đình sâu đậm: hình ảnh những người thân luôn hiện lên trong kí ức của Việt với một tình cảm trìu mến.

* Có lòng căm thù giặc sâu sắc, khao khát được đánh giặc để trả thù cho ba má (phân tích việc xin tòng quân và tâm trạng của Việt trong đêm trước ngày lên đường, tâm trạng khi khiêng bàn thờ má…)

* Là một chiến sĩ trẻ kiên cường, gan góc (hình ảnh, thái độ, hành động của Việt khi bị thương phải nằm lại trên chiến trường.)

* Chiến là một cô gái mới lớn, do cảnh ngộ bất hạnh nên đã hình thành ở cô tính cách đảm đang, tháo vác, biết lo toan (thu xếp việc nhà trước khi tòng quân) song vẫn chưa hết chất trẻ con. Chiến là hình ảnh của người mẹ gan góc, can trường trước mọi hoàn cảnh.

* Chiến là một cô gái căm thù giặc, khao khát được chiến đấu để trả thù, lập được nhiều chiến công (tranh với em đi tòng quân, lời thề…)

- Nhận xét nét chung và riêng trong tính cách của hai nhân vật. Từ đó chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau đó.

3. Đánh giá.

- Việt và Chiến là hình ảnh tiêu biểu cho nhân dân miền Nam nói chung và lớp thanh niên nói riêng ở thời chống Mỹ cứu nước. Trong dòng sông truyền thống của gia đình, Việt và Chiến chính là khúc sông sau chảy sâu hơn, xa hơn khúc thượng nguồn, là sự tiếp nối của thế hệ chú Năm và má song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ. Dòng chảy ấy đã hình thành nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ: chủ nghĩa anh hùng Cách mạng không chỉ là sản phẩm của thời đại mà còn là một sự tiếp nối của một truyền thống gia đình.

- Qua nhân vật Việt và Chiến, tác giả đã thể hiện tài năng xây dựng hình tượng nhân vật sinh động với tính điển hình rõ nét.

Bài tập 4: Câu hò của chú Năm trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình được nhà văn so sánh như thế nào? Ý nghĩa của cách so sánh đó?

Gợi ý:

- Câu hò được so sánh như: hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, một lời thề dữ dội. - Ý nghĩa:

+ Niềm vui của chú Năm khi thấy Việt, Chiến đã khôn lớn biết thu xếp gọn việc nhà, để tham gia đánh giặc.

+ Lời nhắc nhở động viên mạnh mẽ của chú Năm với hai cháu trong việc phát huy truyền thống cách mạng gia đình, góp phần tạo dựng truyền thống bất khuất của dân tộc.

+ Lời thúc giục, hiệu lệnh xung trận của đất nước, của hồn thiêng núi sống gửi đến thế hệ trẻ Miền Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Tạo âm hưởng sử thi hào hùng của tác phẩm.

Bài 15: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA- Nguyễn Minh Châu I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả Nguyễn Minh Châu:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, năm học 2014 2015 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w