- Khắc họa hình tượng sông Đà với hai tính cách trái ngược:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, người lái đò 2 Phân tích hình tượng người lái đò
2. Phân tích hình tượng người lái đò
a. Người lái đò có vẻ đẹp ngoại hình khỏe khoắn, rắn rỏi
Cái đầu quắc thước… thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng mun…, giọng ông ào ào
b. Ông lái đò trí dũng, tài hoa trong cuộc chiến trên sông Đà với 3 vòng.
- Vòng 1: trước sự dữ dội của sóng thác, đá hiểm và thạch trận với 5 cửa trận, có 4 cửa tử và 1 của sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông, ông lái đò đã chiến đâú bằng một thái độ bình tĩnh, tư thế dám đối đầu, như một viên tướng tả xung hữu đột:
+ Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái
+ Trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo.
- Vòng 2: SĐ tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Ông lái đò nắm lấy bờm sóng, ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng, phóng nhanh vào cửa sinh, lái miết đường chéo, đối với bọn đá: đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo, đứa thì ông đè sấn lên, chặt đôi ra…-> hành động mạnh mẽ, dứt khoát, khéo léo, linh hoạt xử lí các tình huống -> ông lái đò trí dũng.
- Vòng 3: ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết, cửa sinh ở giữa bọn đá hậu vệ. Ông đò
phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa. Vút, vút, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được- > con thuyền dũng mãnh, tay lái điêu luyện, tài hoa.
Ông lái đò chiến đấu và chiến thắng SĐ bằng sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước
c. Sau cuộc chiến, ông lái đò nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị, bình thản: đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ…chẳng ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua. Trước thác ghềnh bạo liệt, ông lái lạnh lùng, gan góc nhưng lúc bình thường lại nhớ tiếng gà gáy, cho buộc bu gà ở sau đuôi thuyền để nhớ nương ruộng bản mường mình.
3. Đánh giá:
- Hình tượng ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “vang bóng một thời” mà là những người lao động bình thường. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
- Hình tượng người lái đò để lại ấn tượng sâu sắc về tình yêu cái đẹp, tinh thần đề cao giá trị con người. Qua hình tượng, tác giả đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa không chỉ có ở hoạt động nghệ thuật mà còn thể hiện trong mọi hoạt động của con người, ở cả những người lao động - người lái đò vô danh trên con Sông Đà xa xôi. Ở những con người này, vẻ đẹp hiện lên một cách tự nhiên, chân thật.
Bài tập 3: Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân nhìn con sông Đà như thế nào? Cách nhìn đó có ý nghĩa gì?
- Con sông được nhìn:
+ Như một loài thủy quái khổng lồ “có diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”;
+ Như một cố nhân “lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”
+ Như “một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc” .
- Cách nhìn có sức nhân hóa, liên tưởng phong phú, độc đáo của tác giả gợi được hình ảnh một con sông: vừa hùng tráng, kì vĩ vừa trữ tình, thơ mộng; vừa giàu tiềm năng vừa gần gũi, gắn bó; một con sông không chỉ là một đối tượng thiên nhiên mà là một môi trường thử thách để tôn vinh người lao động với phẩm chất mới...
Bài 9: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) I. Kiến thức cơ bản :
1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Ông là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
- Ông là một nghệ sĩ tài hoa, chuyên viết bút kí, là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”.
- Phong cách nghệ thuật: sáng tác của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.
2. Tác phẩm:
a) Nội dung:
- Thủy trình của Hương giang:
+ Ở nơi khởi nguồn: sông Hương có vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính, được so sánh như bản trường ca của rừng già, cô gái Di-gan, người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở.
+ Đến ngoại vi phố Huế: sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
+ Đến giữa thành phố Huế: sông Hương như tìm được chính mình, vui tươi hẳn lên, mềm hẳn đi. Nó có những đường nét tinh tế, chảy “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, như “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
+ Trước khi từ biệt Huế: sông Hương là người tình dịu dàng và chung thủy, như nàng Kiều “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa.
- Dòng sông của lịch sử và thi ca:
+ Trong lịch sử: sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.
+ Trong đời thường: sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.
+ Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.
b) Nghệ thuật:
- Văn phong tao nhã, hướng nội tinh tế và tài hoa.
- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu.
- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả. c) Ý nghĩa văn bản:
Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?-Hoàng Phủ Ngọc Tường ?
Gợi ý:
- Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” lấy từ câu hỏi bâng khuâng của một nhà thơ Hà Nội khi lặng ngắm dòng sông.
- Để trả lời cho câu hỏi đặt ra của nhà thơ Hà Nội, tác giả đã ghi lại một huyền thoại: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.
- Với cách lí giải này tác giả muốn thể hiện tình yêu tha thiết của người dân cố đô với dòng sông quê hương đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn chân thành, sự thán phục, ngưỡng mộ của tác giả và mọi người đối với những người khai phá mảnh đất này.
Với nhan đề như vậy, tác giả muốn lưu ý mọi người về một cái tên đẹp của dòng sông và cũng là cái cớ để tác giả ngợi ca vẻ đẹp của quê hương.
Nhan đề gợi sự tò mò, mong muốn khám phá của người đọc, vì thế đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho bài kí.
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).
Bài tập 2: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp dòng sông Hương trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?-Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Gợi ý: