Chế độ kế toán áp dụng.

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long (Trang 42)

+ Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính.

+ Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ.

C. Các chính sách kế toán áp dụng (trích).

+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu khách hàng: Các khoản phải thu được ghi nhận trên cơ sở phát hành hoá đơn, ghi tăng doanh thu, thu nhập và tăng phải thu. Cơ sở ghi nhận doanh thu: Khi giao hàng cho khách hàng hoặc khi đã phát hành hoá đơn được khách hàng chấp nhận thanh toán (bất kể đã thu được tiền hay chưa) đều được ghi nhận doanh thu hoặc phải thu. Khi thu được tiền hàng, công ty hạch toán tăng tiền, giảm khoản phải thu

Người kiểm tra: Ngày kiểm tra:

Tên khách hàng: Công ty X

Niên độ kế toán: 2009 Tham chiếu: E1 Khoản mục: Các khoản phải thu khách hàng Người thực hiện: A Bước công việc: Nhận xét Ngày thực hiện:

- Thiếu 1 số tờ trình của bộ phận bán hàng.

- Các chứng từ thanh toán được đánh số thứ tự trước.

- Các khoản phải thu khách hàng được vào sổ kế toán đúng với giá trị của nó. Một số khoản thiếu tài liệu đính kèm.

- Việc đánh giá các khoản phải thu khách hàng trên BCTC là gần đúng với giá trị có thể thu hồi được, tức là các khoản phải thu được công bố theo giá trị thu hồi thông qua sự phân tích về dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Người kiểm tra: Ngày kiểm tra:

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, trên cơ sở các thông tin thu thập được, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng được đánh giá ở mức độ trung bình. Do đó, các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện có thể được giảm bớt. Cụ thể, KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau:

- KTV kiểm tra xem các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu khách hàng có được ghi sổ một cách đầy đủ và đúng liên độ hay không. Xem xét tính trung thực trong các chứng từ thanh toán, các hoá đơn bán hàng, vận đơn.

- Tiến hành phỏng vấn kế toán tổng hợp về các nghiệp vụ phát sinh, về các hoá đơn chứng từ liên quan đến công nợ phải thu khách hàng.

- Xem xét bảng cân đối số phát sinh (các phần liên quan đến khoản phải thu) sau đó, đối chiếu với số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán, đối chiếu chi tiết các khoản phải thu khách hàng.

Thực hiện thủ tục phân tích đối với nợ phải thu.

KTV thực hiện các thủ tục phân tích nhằm phát hiện những biến động bất thường trước khi thực hiện các kiểm tra chi tiết. Thông qua thủ tục này, KTV có thể phát hiện ra những nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng và khả năng tồn tại các sai sót trên BCTC.

Ở công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long, các KTV thường rất chú trọng đến thủ tục phân tích vì nó ảnh hưởng đến các giai đoạn sau, giúp họ có cái nhìn tổng quan đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng, cũng như phát hiện được những dấu hiệu bất thường, những điểm cần chú ý khi thực hiện các công việc tiếp theo. Chính vì thế, KTV thường tuân thủ các thủ tục phân tích đã được đề ra trong chương trình kiểm toán. (Phụ lục 3)

tính toán:

Bảng 3.3: Bảng kết quả thủ tục phân tích đối với khoản phải thu tại Công ty X

(1) Khớp đúng với báo cáo quyết toán năm 2008.

(2) Đã đối chiếu số liệu khớp đúng với báo cáo quyết toán năm 2009. Đã kiểm tra cộng dồn đúng.

Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán trên, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết theo chương trình kiểm toán đã duyệt. (Phụ lục 3)

Cụ thể, ở giai đoạn này, KTV đã tiến hành cộng số liệu để đối chiếu trên toàn bộ sổ sách của công ty X:

Mã KH Tên Đầu kỳ Phát sinh Cuối kỳ

Tên khách hàng: Công ty X Tham chiếu: E1

Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện:A

Khoản mục: Các khoản phải thu khách hàng Ngày thực hiện: Bước công việc: Thủ tục phân tích

Khoản mục Số dư 1/1/2009 Số dư 31/12/2009 Chênh lệch

(Tuyệt đối) (%) 1. Phải thu khách hàng 7.800.000.000 5.564.000.000 2.236.000.000 28,67 Tổng cộng 7.800.000.000 (1) 5.564.000.000 (2) 2.236.000.000 28,67

Người kiểm tra: Ngày kiểm tra:

Nợ Có Nợ Có Nợ Có

Đường 105 Chiềng Mai, Sơn La 1.900 1.900 Lớp học 2 tầng 31 31 Nhà để máy điện lực Sơn La 12,5 12,5

Phát triển thủy lợi HN 40 40

... Đường Mường Hồng 394 394 Đường Nà Sản 433 125 315 243 SCL rãnh cống trường Mai Sơn 215 39 176 Trường PTCS xã Chiềng Mai 101 101 Tổng 7.800 1.500 10.930 13.166 5.564 813

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp công nợ của Công ty X.

Sau đó, tiến hành kiểm tra chi tiết đối với công nợ của công ty xây dựng tỉnh Sơn La (Công trình đường Na Sản) → Khớp đúng số liệu giữa chứng từ gốc và sổ chi tiết.

Để thu thập được bằng chứng đáng tin cậy về sự hiện hữu, chính xác của các khoản phải thu, KTV của Công ty đã thực hiện công việc là gửi thư xác nhận các khoản công nợ đến khách hàng của X. Việc chọn mẫu để gửi thư xác nhận đến bên thứ

3 thường được KTV chọn dựa trên xét đoán nghề nghiệp và theo phương pháp chọn mẫu hệ thống.

Sau khi, nhận được phúc đáp từ thư xác nhận, KTV tiến hành đối chiếu giữa thư xác nhận với sổ chi tiết, sổ cái và BCTC. Nếu có chênh lệch thì tiến hành tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch và xử lý chênh lệch.

3.4.2.4.Kết thúc kiểm toán.

Đây là giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện tổng hợp các bằng chứng đã thu thập được trong quá trình kiểm toán để hình thành ý kiến kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành soát xét lại toàn bộ quá trình làm việc của KTV và các công việc kiểm toán như: đánh giá chất lượng các bằng chứng kiểm toán, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán (nếu có)… thảo luận với Ban Giám đốc khách hàng về các bút toán điều chỉnh và đưa ra kết quả cuối cùng kết luận chung về khoản mục các khoản phải thu khách hàng.

Quy trình soát xét chất lượng được áp dụng tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long.

Tổng Giám đốc

Sơ đồ 3.2: Quy trình soát xét chất lượng cuộc kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long.

KTV đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục phải thu khách hàng của X:

Trưởng nhóm kiểm toán

Tên khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 2006

Khoản mục: Các khoản phải thu Bước công việc: Nhận xét

Tham chiếu: E1 Người thực hiện: Ngày thực hiện:

Soát xét các công tác kiểm toán khoản mục các khoản phải thu như sau:

1/ Công tác quản lý các khoản phải thu tại công ty ABC phù hợp với yêu cầu thực tế. Việc tổ chức chứng từ kế toán tương đối tốt, thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát.

- Không có sai sót về số liệu, nghiệp vụ hoặc hạch toán.

2/ Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại liên quan đến chứng từ thanh toán, hóa đơn bán hàng...

Tên khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 2006

Khoản mục: Phải thu khách hàng.

Bước công việc: Đưa ra kết luận kiểm toán

Tham chiếu: E1. Người thực hiện: Ngày thực hiện:

Kết luận kiểm toán Công việc tiến hành:

Công việc thực hiện đối với phần kiểm toán các khoản phải thu đã tiến hành theo đúng chương trình kiểm toán của công ty.

Các vấn đề phát sinh:

- Còn tồn tại các sai phạm liên quan đến chứng từ, hóa đơn.

- Các phát hiện trong quá trình kiểm toán có đầy đủ bằng chứng thích hợp, các sai phạm còn tồn tại trong quá trình hạch toán các khoản phải thu của đơn vị đã được thảo luận với kế toán đơn vị và đơn vị đã chấp nhận điều chỉnh theo các ý kiến điều chỉnh của kiểm toán viên.

Kết luận:

Dựa vào kết quả công việc, sau khi đơn vị đã thực hiện các điều chỉnh, theo ý kiến của chúng tôi cơ sở dẫn liệu cho phần các khoản phải thu là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu, tổng số dư là trung thực theo các nguyên tắc kế toán được chấp thuận chung và được lập nhất quán với các năm trước.

Bảng 3.6: Kết luận của KTV đối với khoản phải thu khách hàng của X. Người kiểm tra: Ngày kiểm tra:

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w