TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long.
4.3.3. Giải pháp thứ ba, tăng cường thủ tục kiểm tra chi tiết.
Do hiện nay, Công ty chủ yếu chọn theo phương pháp chọn mẫu hệ thống và dựa trên xét đoán nghề nghiệp, là những phương pháp mang tính chủ quan cao, dễ xảy ra rủi ro. Hơn nữa, các phương pháp này sẽ chỉ có tác dụng nếu KTV thực hiện chọn mẫu có trình độ và kinh nghiệm làm việc rất cao. Vì vậy, em thiết nghĩ công ty nên kết hợp phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên. Công ty cũng nên áp dụng thêm một số phương pháp chọn mẫu như chọn mẫu ngẫu nhiên dựa vào bảng số ngẫu nhiên được thiết kế sẵn, bao gồm các số ngẫu nhiên độc lập được sắp xếp thuận lợi cho việc lựa chọn ngẫu nhiên.
Công ty cũng nên bổ sung thêm kỹ thuật kiểm tra tính đúng kỳ (Chia cắt kỳ kế toán): Rủi ro lớn nhất trong việc ghi chép các nghiệp vụ không đúng kỳ kế toán xảy ra trong quá trình chia cắt niên độ kế toán. Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu cũng như khoản phải thu khách hàng được thực hiện như sau: KTV chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàng liên tục trong thời gian gần trước và sau ngày kết thúc niên độ kế toán để xác định thời điểm đúng của các ghi chép ấy như việc kiểm tra các điều khoản chuyên giao và ngày chuyển giao hàng; kiểm tra các hợp đồng bán hàng để xác định sự tồn tại của các điều khoản có thể dẫn đến việc ghi chép doanh thu, phải thu có thể được hoãn lại.
Kết luận
Có thể nói rằng kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC là một phần hành quan trọng và thường được dành nhiều thời gian và chi phí trong một cuộc kiểm toán BCTC nói chung. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu cụ thể về đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, em đã tìm hiểu cách thức làm việc thực tế khi kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng. Đồng thời, cũng đã thấy được phương pháp vận dụng lý luận vào thực tế công việc kiểm toán ở Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long.
Đề tài “Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long” đã đưa ra một số lý luận cơ bản về kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC, nêu lên những hiểu biết khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long và thực trạng quy trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Công ty thực hiện. Qua đó, em đưa ra một số nhận xét, kiến nghị của bản than nhằm tăng chất lượng hoạt động kiểm toán các khoản phải thu khách hàng ở công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long.
Tuy đã cố gắng rất nhiều song luận văn của em vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng góp, chỉ bảo của các thầy (cô) giáo để em hoàn thiện hơn về mặt kiến thức của bản thân.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Viết Tiến, cùng các anh (chị) KTV trong công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long đã tận tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.