Nhóm nhân tố môi trường ngành

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương (Trang 26)

- Phương pháp phân tích: so sánh thống kê, định tính, định lượng và logic lịch sử vv…

3.2.2.2. Nhóm nhân tố môi trường ngành

Khách hàng

Khách hàng là yếu tố đóng vai trò quyết định, tiên quyết cho thành công của một chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược thâm nhập thị trường. Khách hàng chính của Công ty là những nhà khai thác viễn thông, các đài kỹ thuật số, đây là những khách hàng có quy mô và nguồn lực lớn, và thậm chí các khách hàng còn có công ty con cung cấp cho họ như tập đoàn VNPT. Chính vì vậy mà họ có quyền lực thương lượng và có thể ép giá, gây khó khăn cho Công ty. Một số khách hàng lớn của Công ty có thể kể đến như:

+ Công ty Vinaphone là một thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT): đây là một trong những khách hàng có tiền lực tài chính cũng như thị phần trong ngành khai thác các dịch vụ viễn thông và cũng chính là một khách hàng thường xuyên của Công ty. Với Vinaphone, khách hàng thường ký kết những hợp đồng lớn và có giá trị, có kinh nghiệm cũng như những thông tin luôn đầy đủ về sản phẩm và thị trường thì Công ty luôn phải có những tính toán kỹ lưỡng để vừa cung cấp cho khách hàng một cách tốt nhất, vừa đảm bảo được mục tiêu của lợi nhuận của Công ty.

+ Công ty Cổ phần truyền thông VTC: Có thể nói rằng trong những năm gần đây VTC ngày càng trở thành một trong những kênh truyền hình được ưa chuộng bằng việc phát sóng trên tất cả các phương tiện truyền thông hiện đại hiện có như: vệ tinh, cáp, IPTV vv…Chính vì vậy nhu cầu sử dụng các sản phẩm điện tử, viễn thông của VTC là rất lớn.

+ Ngoài ra phải kể đến một số khách hàng như: FPT, SCVT, EVN…

Nhà cung cấp

Do các sản phẩm điện tử, viễn thông ở nước ta vẫn chưa tự sản xuất được mà phải nhập khẩu từ nước ngoài nên cũng giống như các công ty khác, Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương còn phụ thuộc lớn vào các nhà cung cấp nước ngoài, nên dễ bị ép giá, có thể không đảm bảo cung cấp cho khách hàng như trong hợp đồng đã ký, điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho Công ty về kinh tế cũng như uy tín với

khách hàng của mình. Hiện nay Công ty có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nổi tiếng và uy tín trên thế giới như: Sagem Communication, PB Communication, Thom Son, Sunsea vv…, việc lựa chọn nhiều nhà cung cấp sẽ giúp Công ty giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và tránh được sự ép giá từ phía nhà cung cấp.

Đối thủ cạnh tranh

Do rào cản gia nhập thấp nên có thể nói Công ty phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Trong giai đoạn hiện nay, Công ty phải cạnh tranh với các công ty con của các tập đoàn viễn thông, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện của các hãng cung cấp thiết bị điện tử viễn thông trên khắp thế giới, cùng với đó là các công ty mới thành lập khá nhiều trên cả nước đặc biệt là thành phố Hà Nội. Do sự phát triển mạnh mẽ của ngành điện tử, viễn thông, thị trường Việt Nam mở cửa và nhu cầu ngày càng tăng của thị trường đã khiến các công ty trong ngành phải bước vào cuộc chiến ngày càng gay gắt. Trước tình thế ấy, Công ty đã cố gắng níu giữ mối quan hệ trước đây với các khách hàng truyền thống bằng việc cung cấp những sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý và dịch vụ tốt nhất.

Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty như: công ty COKYVINA (thành viên của VNPT; công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CTIN); công ty cổ phần Huawei - TST Việt nam (HTSV) vv…

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w