Thiết lập TOWS xác lập các phương án chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương (Trang 45)

- Phương pháp phân tích: so sánh thống kê, định tính, định lượng và logic lịch sử vv…

4.3.1.Thiết lập TOWS xác lập các phương án chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương

trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương

4.3.1. Thiết lập TOWS xác lập các phương án chiến lược thâm nhập thị trườngcủa công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương

Quy mô Công ty nhỏ nên trong suy nghĩ của ban quản trị Công ty thì công việc này chỉ cần hiểu, nói ra trong cuộc họp ban lãnh đạo Công ty, rồi sau đó nhà quản lý cấp cao lại truyền đạt cho nhân viên dưới quyền. Cứ như vậy, mọi người trong Công ty vẫn hiểu rằng Công ty đang thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường nhưng ma trận TOWS thì không được thiết lập. Điều này thực sự không tốt khi Công ty chưa thiết lập ma trận TOWS cho mình vì có rất nhiều chiến lược mà Công ty có thể lựa chọn để theo đuổi. Trên cơ sở phân tích những thời cơ, thách thức và điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, em xin đưa ra ma trận TOWS của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương trong thời điểm hiện tại. (Hình 4.2)

Ma trận TOWS

Strengths

S1: Có đội ngũ nhân viên giỏi, văn hóa doanh nghiệp tốt

S2: Hệ thống kho chứa hiện đại

S3: Sản phẩm được nhập từ nhà cung cấp nổi tiếng S4: Quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan

Weaknesses W1: Khả năng tài chính còn yếu W2: Năng lực quản lý còn nhiều hạn chế W3: Bộ phận nghiên cứu và phát triển còn yếu W4: Hoạt động marketing còn hạn chế Opportunities

O1: Việt Nam gia nhập WTO O2: Chính phủ định hướng phát triển ngành điện tử viễn thông

O4: Ngành điện tử, viễn thông đang phát triển.

O4: Nhà cung cấp nhiều

SO: Giải pháp phát huy thế mạnh để nắm bắt cơ hội

Chiến lược phát triển thị trường, gia tăng tiêu thụ sản phẩm thông qua quảng cáo, bán hàng trực tiếp

WO: Giải pháp khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội

Chiến lược hợp tác với các doanh nghiệp điện tử viễn thông nước ngoài

Threats

T1: Sức ép từ việc gia nhập WTO

T2: Các đối thủ cạnh tranh gay gắt

T3: Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, sản phẩm có chu kỳ sống ngắn.

T4: Tỷ giá USD tăng, tình hình thị trường có nhiều biến động

ST: Giải pháp phát huy thế mạnh để đẩy lùi nguy cơ

Chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh

WT: Giải pháp khắc phục điểm yếu để đẩy lùi nguy cơ

Chiến lược liên minh với đối thủ tiềm năng

Hình 4.1. Ma trận TOWS của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương (Nguồn: Tác giả) Nội dung của các chiến lược

Chiến lược phát triển thị trường, gia tăng tiêu thụ sản phẩm

+ Mục tiêu:

Mục tiêu của chiến lược nhằm tăng số lượng sản phẩm bán ra cho khách hàng trên địa bàn Hà Nội lên 15 % mỗi năm.

+ Phương thức thực hiện:

Do hạn chế về nguồn lực tài chính nên Công ty không thể lựa chọn hình thức mua lại để thực hiện mục tiêu tăng trưởng thị phần của mình mà phải thông qua các nỗ lực marketing như chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, quảng cáo, bán hàng trực tiếp vv... Từ các chính sách đó, Công ty sẽ tiếp cận được với khách hàng có nhu cầu nhiều hơn cũng như hiểu rõ được khách hàng nhằm thỏa mãn tối đa mong muốn của khách hàng và gia tăng thị phần của Công ty trên thị trường hiện tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời điểm hiện tại, Công ty có thể mở các showroom trưng bày sản phẩm của mình trên địa bàn Cầu Giấy vì nơi đây tập trung rất nhiều trụ sở và văn phòng đại diện của các tập đoàn viễn thông, các trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê vv... Tuy nhiên, việc mở showroom thường tốn nhiều chi phí hoạt động, với một công ty vừa và nhỏ thì để mở được showroom giới thiệu sản phẩm là điều cần cố gắng lớn. Vì vậy việc tập trung giới thiệu sản phẩm của Công ty trên các website về điện tử, viễn thông và qua kênh bán hàng trực tiếp vẫn là một phương án khả thi, vừa tốn ít chi phí vừa mang lại hiệu quả cao.

+ Nguồn lực:

Để đảm bảo thực hiện được chiến lược gia tăng tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần chuẩn bị cho mình nguồn nhân lực có trình độ, hiểu về sản phẩm để đưa sản phẩm tới gần khách hàng nhất. Công ty cần tuyển thêm 2 nhân viên kinh doanh phụ trách việc liên hệ thường xuyên với các nhà khai thác viễn thông và các công ty truyền thông. Bên cạnh đó, Công ty cần chuẩn bị nguồn tài chính để duy trì các hoạt động marketing, đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

+ Mục tiêu:

Với chiến lược hợp tác với các doanh nghiệp điện tử, viễn thông nước ngoài, mục tiêu mà Công ty hướng tới là có được những sản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ cũng như sự hỗ trợ về tài chính, trình độ quản lý từ đối tác nước ngoài để nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty. Từ đó thực hiện mục tiêu tăng 5% thị phần của Công ty trên thị trường Hà Nội từ nay đến năm 2015

+ Phương thức thực hiện:

Thời gian đầu, khi mới hợp tác với các doanh nghiệp điện tử, viễn thông nước ngoài Công ty phải chia sẻ lợi nhuận với đối tác nhưng cái mà Công ty nhận được là nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Hợp tác ở đây không phải là phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty nước ngoài mà Công ty sẽ nhận được sự chuyển giao công nghệ và giải pháp mới trong việc thi công lắp đặt sản phẩm cho khách hàng. Đồng thời tích lũy được kinh nghiệp quản lý của đối tác, giúp cho nhà quản trị nâng cao năng lực quản lý của mình.

+ Nguồn lực

Công ty chỉ đạo bộ phận kinh doanh nghiên cứu rõ đối tác cũng như các văn bản pháp luật liên quan đến việc hợp tác với nước ngoài, tránh xảy ra những sự cố trong hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, Công ty cần chuẩn các kế hoạch kinh doanh phù hợp trong thời gian tới.

Chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh

+ Mục tiêu:

Mục tiêu của chiến lược này là Công ty sẽ gia tăng quy mô kinh doanh của Công ty trên thị trường, số lượng sản phẩm đưa vào thị trường tăng 10% mỗi năm để lấy được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

+ Phương thức thực hiện:

Tăng quy mô phân phối sản phẩm để khách hàng có thể nhanh chóng có được những thông tin về sản phẩm cũng như những giải pháp xây dựng và lắp đặt thiết bị điện tử, viễn thông cho khách hàng. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, mở rộng miếng bánh thị phần mà Công ty đã có.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận R&D trong Công ty, chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cao. Bên cạnh đó cần xây dựng cơ sở vật chất hiện đại tạo điều kiện để các bộ phận trong Công ty phát huy tối đa khả năng của mình, tạo lợi thế cạnh tranh về chất lượng dịch vụ so với công ty khác trong ngành. Tập trung nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa, đảm bảo nguồn hàng của Công ty luôn kịp thời. Bên cạnh đó, Công ty cần bổ sung nguồn lực như tuyển thêm 5 nhân viên cho phòng kinh doanh.

Chiến lược liên minh với đối thủ tiềm năng

+ Mục tiêu

Với chiến lược này, mục tiêu đặt ra của Công ty là làm thế nào để giảm được đối thủ cạnh tranh trong ngành. Việc liên kết với đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho cả hai bên giảm được sự cạnh tranh, tăng cường sức mạnh của mỗi bên nhằm cung ứng sản phẩm ra thị trường với số lượng và chất lượng cao nhất và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh cho các bên tham gia.

+ Phương thức thực hiện:

Công ty sẽ tiến hành hợp tác với một số các doanh nghiệp khác trong ngành. Do nguồn lực của Công ty còn nhiều hạn chế nên để thực hiện những hợp đồng lớn cho các nhà khai thác viễn thông là điều khó khăn, nếu như làm một mình thì khả năng thành công là rất thấp. Khi các bên hợp tác với nhau sẽ tập trung được nguồn lực, đảm bảo được tiến độ của các hợp đồng cũng như chất lượng. Các bên đều thu được lợi nhuận và nâng cao uy tín của mình với khách hàng.

Hình thức thực hiện : joint – venture, franchise, licence ... + Nguồn lực:

Để đảm bảo thành công cho chiến lược liên minh, liên kết Công ty cần chuẩn bị tập trung nguồn vốn, về trí thức, về công nghệ. Có đội ngũ nhân viên hiểu rõ đối tác, chọn đúng đối tượng để liên doanh, liên kết để tránh những rủi ro do không tìm hiểu đối tác, gây thiệt hại về uy tín và kinh tế cho Công ty.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương (Trang 45)