Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương (Trang 39)

- Phương pháp phân tích: so sánh thống kê, định tính, định lượng và logic lịch sử vv…

3.4.Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

Tình hình hoạt động của Công ty trong 3 năm 2008 đến 2010 được thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.4.

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương từ năm 2008 - 2010

Đơn vị: Đồng

T

T Nội dung Năm 2008 2009 Năm 2010

1 Tổng số tài sản có 53.881.213.994 112.949.761.552 126.516.817.147 2 Tổng nợ phải trả 46.560.270.222 102.556.655.858 115.774.164.232 3 Vốn lưu động 50.084.297.206 108.509.579.285 121.252.930.913 4 Doanh thu 49.003.620.557 147.570.053.635 116.426.426.401 5 Lợi nhuận trước

thuế

136.981.953 677.704.160 547.967.9056 Lợi nhuận sau thuế 64.937.536 558.391.932 410.975.929 6 Lợi nhuận sau thuế 64.937.536 558.391.932 410.975.929

(Nguồn: Phòng Tài chính Công ty)

Từ bảng 3.2 ta thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2008 - 2010 đều tăng, tuy nhiên tỷ lệ doanh tăng của năm 2010 có chậm lại so với năm 2009 bởi các dự án lớn mà Công ty thực hiện trong năm 2008 mới nghiệm thu nên mới có sự tăng mạnh lợi nhuận sau thuế năm 2009. Đến năm 2010, Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng cường khai thác thị trường hiện có, tuy nhiên doanh thu năm 2010 chỉ đạt trên 116 tỷ đồng, giảm khoản 32 tỷ đồng so với năm 2009. Lý do bởi năm 2010 là năm Công ty gặp khá nhiều khó khăn, hoạt giá vàng

và USD liên tục tăng so với năm 2009, lãi suất ngân hàng tăng khiến một số dự án kinh doanh của Công ty không đảm bảo như kế hoạch vạch ra. Điều này dẫn tới lợi nhuận sau thuế năm 2010 cũng giảm gần 27% so với năm 2009. Qua những kết quả trên cho thấy Công ty đang gặp nguy cơ thị phần giảm sút về thị phần, năng lực cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh của Công ty đang bị đe dọa. Trong những năm tới, Công ty cần xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể giữ vững tốc độ tăng trưởng, tăng lợi nhuận cho Công ty. Với tình hình nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn kèm theo tỷ giá vàng, đô la luôn luôn biến động như hiện nay đòi hỏi các công ty kinh doanh trong ngành nói chung và Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương nói riêng phải hết sức cố gắng, tận dụng tối đa nguồn lực và những thế mạnh đã có của Công ty cũng như những cơ hội có được để khắc phục những điểm khó khăn, thách thức, đưa Công ty trở thành một trong những đơn vị cung cấp hàng đầu trong ngành điện tử, viễn thông. Với toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty luôn khắc ghi lời nói: “Nếu nghĩ đến thất bại, bạn sẽ thất bại. Hãy đưa mình vào những tình huống mà bạn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chiến thắng” để làm nền tảng cho những thành công mà Công ty đã, đang và sẽ có được.

Từ những phân tích ở trên cho thấy: sản phẩm điện tử, viễn thông vẫn là một trong những sản phẩm có nhu cầu gia tăng trong thời gian tới bởi sự gia tăng mạnh mẽ trong ngành viễn thông. Điều này đòi hỏi thị trường cần cung cấp cho các nhà khai thác viễn thông và người tiêu dùng một lượng lớn sản phẩm trong thời gian tới. Như vậy, Công ty theo đuổi chiến lược TNTT là một việc làm hoàn toàn cần thiết và phù hợp với tình hình phát triển của ngành điện tử, viễn thông và tình hình kinh tế hiện nay. Có thể nói rằng, Công ty lựa chọn chiến lược TNTT trong giai đoạn từ nay đến 2015 để theo đuổi là hoàn toàn hợp lý , thỏa mãn điều kiện áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường đã đưa ra ở mục 2.1.3

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương (Trang 39)