- Phương pháp phân tích: so sánh thống kê, định tính, định lượng và logic lịch sử vv…
4.1.1. Những thành công mà công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương đạt được trong hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty
được trong hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty
Thứ nhất: Công ty đã xác hoạch định rõ sứ mạng kinh doanh của mình để tất cả mọi thành viên trong Công ty đều hiểu rõ và có phương hướng để phấn đấu, cùng nhau xây dựng Công ty nhằm đạt được mục tiêu chung đã định. Bản sứ mạng kinh doanh thể hiện được niềm tin vào tương lai của Công ty cũng như những chỉ đường để Công ty đi tới mục tiêu đã xác định là thông qua các sản phẩm điện tử, viễn thông theo kịp trình độ phát triển của khoa học công nghệ và chất lượng dịch vụ hàng đầu. Bản sứ mạng kinh doanh rõ ràng không chỉ giúp cho nhà quản trị Công ty có phương hướng hành động mà còn giúp người lao động trong Công ty nhìn thấy được tương lai và sự phát triển của mình trong đó để họ có thêm niềm tin và nghị lực giúp họ cống hiến hết mình cho Công ty bởi họ hiểu rằng: đạt được mục tiêu mà Công ty đã đặt ra chính là đạt được mục tiêu của mình.
Thứ hai: Công ty đã xác định được những nhân tố cơ hội, thách thức từ bên ngoài tác động đến Công ty và điểm mạnh, điểm yếu bên trong Công ty để từ đó tận dụng tốt nhất những cơ hội, né tránh những thách thức và tận dụng những thế mạnh, khắc phục điểm yếu. Đây là việc làm hết sức quan trọng bởi khi phân tích những nhân tố tác động từ bên ngoài cũng như bên trong, Công ty sẽ chủ động hơn khi đưa ra các quyết định, hạn chế được những rủi ro và tổn thất trong kinh doanh.
Thứ ba: Việc thiết lập mục tiêu và đưa ra các phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường rõ ràng đã giúp cho Công ty dễ ràng triển khai được chiến lược thâm nhập thị trường. Từ mục tiêu dài hạn, các bộ phận trong Công ty sẽ chia ra thành các mục tiêu ngắn hạn cũng như phương thức thực hiện, phân bổ nguồn lực hợp lý để đảm bảo mục tiêu dài hạn của Công ty.
4.1.2. Những tồn tại mà công ty Cổ phần Công nghệ Đông gặp phải trong
hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty
thiếu và còn yếu. Thiếu nhân viên nên hiện tại nhân viên trong Công ty thường xuyên phải làm việc ngoài giờ để đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra, nguồn lực tài chính của Công ty còn có hạn nên tình trạng thiếu vốn vẫn xảy ra. Trong tình hình tỷ giá đô la Mỹ ở mức cao, lãi suất ngân hàng tăng như hiện nay thì việc vay vốn của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhập hàng của Công ty, từ đó gây ảnh hưởng tới việc thực thi chiến lược TNTT của Công ty.
Thứ hai: Công ty chưa thiết lập ma trận TOWS trong quy trình hoạch định chiến lược của mình. Đây là một bước rất quan trọng giúp Công ty có thể nhận diện được những thời cơ, thách thức cũng như điểm mạnh điểm yếu của mình để đề ra tất cả những chiến lược mà Công ty có thể theo đuổi trong thời gian tới. Việc này giúp Công ty không bị bỏ qua những chiến lược mà nếu thực hiện sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả cho Công ty.
Thứ ba: Công ty đã bỏ qua bước “lựa chọn chiến lược” theo đuổi. Việc sử dụng mô thức QSPM là công cụ lựa chọn chiến lược theo đuổi vẫn chưa được Công ty sử dụng. Như vậy, Công ty quyết định chiến lược hoàn toàn theo tính toán, suy nghĩ trong đầu của ban quản trị, của những nhà lãnh đạo Công ty chứ chưa được cụ thể hóa trên giấy tờ để mọi người trong Công ty có thể tìm hiểu và hình dung chiến lược mà Công ty mình đang theo đuổi.
Thứ tư: Xuất phát từ việc Công ty chưa xây dựng được chiến lược thâm nhập thị trường hoàn chỉnh, chi tiết và sự yếu kém trong việc đưa ra và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển chiến lược TNTT như chính sách sản phẩm, chính sách xúc tiến hỗn hợp, chính sách con người đã khiến thị phần của Công ty trong ngành chưa cao. Các hoạt động xúc tiến quảng cáo hình ảnh của Công ty và các sản phẩm nhiều khi chưa đến được với khách hàng.