Một số kiến nghị với cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương (Trang 53)

- Phương pháp phân tích: so sánh thống kê, định tính, định lượng và logic lịch sử vv…

4.4. Một số kiến nghị với cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường

hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường

Việt Nam chúng ta hiện nay thực sự chưa có thị trường công nghệ theo đúng nghĩa đầy đủ (tức là được hiểu là thị trường công nghệ hoạt động trên cơ sở pháp lý và được quản lý bằng pháp luật, có điều lệ quản lý thị trường công nghệ và hệ thống pháp quy kèm theo nó, có hệ thống tổ chức quản lý và triển khai các hoạt động nghiệp vụ , có hệ thống trung gian mô giới dịch vụ được ra đời và các hoạt động theo pháp quy thống nhất). Những điều kiện cơ bản cần thiết nhất như chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách cho phát triển thị trường khoa học, công nghệ đủ để cho thị trường này phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế thì mức độ đi vào cuộc sống của các chủ trương ấy còn nhiều hạn chế, nó mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu ra chứ chưa có một văn bản nào tiếp sau những chủ trương ấy là cần làm gì và làm như thế nào để đưa vào hoạt động. Cũng bởi những lý do trên mà trong luận văn này, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan hữu quan để công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của các công ty hoạt động trong ngành điện tử, viễn thông nói chung và công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương nói riêng được dần hoàn thiện.

Một là: cần thành lập cơ quan quản lý và xúc tiến thị trường khoa học & công nghệ, trong đó có thị trường điện tử, viễn thông. Điều này là hết sức cần thiết, khi cơ quan này được thành lập từ các cấp từ địa phương đến TW sẽ tạo ra một mạng lưới quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành. Có thể xây dựng ở cấp TW là trung tâm hoặc viện quản lý xúc tiến thị trường khoa học & công nghệ, ở cấp địa phương là các văn phòng, các tổ chức, mạng lưới kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp những thông tin kịp thời về hoạt động khoa học & công

nghệ trong và ngoài nước cũng như những biến đổi trên thị trường. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong ngành điện tử, viễn thông chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc nghiên cứu thị trường và kịp thời có được những thông tin là điều mà hầu hết các công ty đều gặp khó khăn, đôi khi gây thiệt hại lớn cho công ty khi không đưa ra được những chiến lược kịp thời. Bên cạnh đó, thông qua cơ quan quản lý có thể thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch, đặc biệt là qua sàn giao dịch cho các thiết bị điện tử, viễn thông và các hội chợ, triển lãm để tăng cường sự tiếp xúc giữa các công ty và khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng.

Hai là: đổi mới quản lý và tổ chức các hoạt động khoa học & công nghệ gắn với đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động kinh tế. Việc làm này nhằm đảm bảo lợi ích của những người nghiên cứu và lợi ích của các thành phần kinh tế trong xã hội. Rà soát lại các cơ chế, chính sách hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy hội nhập kinh tế, phát triển thị trường khoa học & công nghệ trong nước phát triển, khuyến khích nghiên cứu, phát triển các sản phẩm điện tử, viễn thông.

Ba là: nhanh chóng xây dựng các văn bản, quy phạm pháp luật có liên quan đến thị trường khoa học & công nghệ như Luật công nghệ cao, hợp đồng công nghệ. Bên cạnh đó cần khuyến khích việc chuyển giao thành quả của khoa học & công nghệ, tăng cường các điều lệ quản lý thị trường khoa học & công nghệ nói chung và thị trường điện tử, viễn thông nói riêng.

Bốn là: hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đây là việc làm cần thiết nhằm xây dựng chế tài để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, luật bảo hộ nhằm khuyến khích việc sử dụng những giải pháp, sáng chế mang tính mới. Đồng thời tạo điều kiện cho việc nghiên cứu các sản phẩm điện tử, viễn thông trong nước phát triển.

Năm là: ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư trong ngành điện tử, viễn thông như cải cách hành chính, làm việc theo cơ chế một cửa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết các giấy tờ, thủ tục nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhanh chóng loại bỏ các giấy tờ không cần thiết, thường

xuyên kiểm tra để ngăn chặn kịp thời những hành vi sai phạm trong kinh doanh góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng. Đặc biệt, để thúc đẩy các công ty trong ngành điện tử, viễn thông phát triển, Đảng và Nhà nước cần chỉ đạo Bộ tài chính cần đưa ra những giải pháp nhằm ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, tăng sức mạnh của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ, ổn định lãi suất liên ngân hàng, có những chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp trong ngành được mua ngoại tệ với giá ưu đãi và đủ số lượng cần thiết, tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa, linh kiện và thiết bị điện tử của các công ty trong ngành.

Cuối cùng, cần tiếp tục cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho ngành điện tử, viễn thông phát triển. Đồng thời, xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo trong nước phát triển trong đó có ngành điện tử, viễn thông nhằm cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cao trong ngành. Bên cạnh đó, cần thường xuyên mở các cuộc hội thảo khoa học có sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để các nhà quản trị hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của công tác hoạch định chiến lược trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w