Quét cầu (thường gọi là quét vôi)

Một phần của tài liệu Giáo trình môn đá cầu (Trang 41)

2. Đánh ngực tấn công.

4.1. Quét cầu (thường gọi là quét vôi)

- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai bàn chân thuận đặt sau gót chân trước cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả cao.

- Thc hin kĩ thut động tác: Khi cầu được dựng bổng lên cao khoảng 2m và cách lưới 0,5m - 1m ( sau lần chạm thứ nhất), người chơi chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước, chân sau (chân đá) lăng mạnh ra trước và lên cao, bàn chân gập (bàn cuốc) thân trên lúc này ngả về

sau, hai tay hơi đưa ra sang ngang để giữ thăng bằng. Khi cầu cách mặt sân khoảng 1,6m - 1,7m người chơi dùng toàn bộ lực của chân đá quét miết từ trên xuống dưới, đồng thời duỗi nhanh bàn chân sao cho phần nửa trên của đế dày tiếp xúc với cạnh đế cầu và đẩy cầu bay thẳng xuống sân đối phương (H.24)

Hình 25

Hình 26

- Kết thúc động tác: Khi thực hiện xong động tác, người chơi nhanh chóng di chuyển về vị trí thích hợp ở giữa sân để chuẩn bịđón đường cầu tiếp theo của đối phương nếu họđỡđược đường cầu tấn công của mình.

4.2. Bt cu

- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặt sau gót chân trước cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và

cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả.

- Thc hin kĩ thut động tác: Cách

thực hiện gần nhưđộng tác quét cầu, song khi thực hiện thì chân đá lên trên, hướng ra ngoài gối hơi gập, bàn chân vừa gập vừa xoay vào phía trong, khi còn cách cầu khoảng 30cm thì dùng sức duỗi cẳng chân và bàn chân kết hợp với hạ nhanh chân đá để phần đế gần mũi dày tiếp xúc với cạch đế cầu, bạt chéo sang sân đối phương (H.25).

- Kết thúc động tác: Khi thực hiện xong động tác, người chơi nhanh chóng di chuyển về vị trí thích hợp ở giữa sân để chuẩn bịđón đường cầu tiếp theo của đối phương nếu họđỡđược đường cầu tấn công của mình.

4.3. Đẩy cu

- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặt sau gót chân trước cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả cao.

- Thc hin kĩ thut động tác: Khi quả cầu được đá dựng lên trên lưới , người chơi bước lên trước một bước thích hợp để tạo đà, sau đó dồn sức vào chân trụ bật nhảy lên cao. Cùng lúc với bật nhảy lên cao của chân trụ, chân đá ở phía sau gập gối, gập bàn chân và cũng lăng lên cao. Khi ở trên không, đùi chân đá co sát ngực, cẳng chân sát với đùi, bàn chân gập nhiều, thân trên hơi khom, hai tay đưa sang hai bên giữ thăng bằng. Khi cầu rơi xuống

Hình 27

cách mặt đất khoảng 1,6m - 1,7m, người chơi dùng sức duỗi thẳng chân đá (lúc này đang gập sát thân) ra trước lên trên cao sao cho phần gót của đế giày tiếp xúc với cạnh của đế cầu, đẩy cầu bay vọt qua đầu đối phương về cuối sân (H.26)

- Kết thúc động tác: Khi động tác kết thúc thì chân người tiếp đất và phải nhanh chóng di chuyển về trung tâm sân đểđón đỡđường cầu đá sang của đối phương.

4.4. Xiết cu

- TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai, bàn chân thuận đặt sau gót chân trước và cách nửa bàn chân, khuỵu gối, hai tay để tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn đều vào hai chân, người hơi khom, mắt quan sát đối phương và cầu để thực hiện kĩ thuật có hiệu quả cao.

- Thc hin kĩ thut động tác: Có thể nói, kĩ thuật động tác khi xiết cầu cũng tương tự như khi quét cầu nhưng lại được thực hiện ở trên không. Vì vậy chân trụ bật mạnh hơn đưa người bay lên cao và chân đá khi đưa lên trên, gập gối. Khi cầu rơi xuống cách mặt đất khoảng 1,6m - 1,7m thì người chơi duỗi chân đá và bàn chân (với biên độ ngắn) chứ không quét cả cẳng chân xuống sao cho phần trước của lòng bàn chân (phía mũi chân) tiếp xúc mạnh và nhanh với phần cạnh của đế cầu, xiết cầu bay sang sân đối phương (H.27).

- Kết thúc động tác: Khi động tác kết thúc thì chân người tiếp đất và phải nhanh chóng di chuyển về trung tâm sân đểđón đỡđường cầu đá sang của đối phương.

"Nhim v:

1: - Nắm vững nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt được trong giờ học - Nghe giảng bài kết hợp đàm thoại ( 7 phút): - Nghe giảng bài kết hợp đàm thoại ( 7 phút):

- Phân tích sơ lược các kĩ thuật tấn công? 2: Đọc thông tin cho nội dung 7 ( 5 phút). 3: Thảo luận nhóm( 8 phút).

+ Có những nhóm kĩ thuật tấn công nào? xác định điểm tiếp xúc với cầu khi thực hiện các kĩ thuật đó?

4: Làm việc toàn lớp ( 10 phút).

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các ý kiến bổ sung.

- Giáo viên nhận xét đánh giá kết luận.

- Tự ghi chép nội dung bài học theo cách hiểu, cách diễn đạt của mình.

/Đánh giá

1.Trong đá cầu thường tấn công bằng những động tác nào?

2.Tấn công bằng mu bàn chân có bao nhiêu kĩ thuật? là những kĩ thuật nào? 3.Tấn công bằng lòng bàn chân có bao nhiêu kĩ thuật? là những kĩ thuật nào?

Hot động 8:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn đá cầu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)