II. Hướng dẫn học trích đoạn băng hình đá cầu (Kí hiệu TD 6)
Hoạt động 4: Thực hành kĩ thuật đá cầu bằng má trong bàn chân(Thời gian: 90 phút = 2 tiết)
chân(Thời gian: 90 phút = 2 tiết)
³ Thông tin hoạt động:
Kĩ thuật đá cầu bằng má trong bàn chân
Má trong bàn chân ở môn đá cầu được xác định là phần diện tích hình tam giác mà đỉnh là ngón cái- mắt cá trong- gót chân. Để tiếp xúc và điều khiển cầu, khi cầu rơi vào khoảng giữa của hai chân và phía dưới bụng.
Trước đây khi trình độđá cầu còn thấp, kĩ thuật này được sử dụng cả trong phòng thủ lẫn tấn công. Song với trình độđá cầu hiện nay, do tốc độ của quả cầu khi thực hiện kĩ thuật này thường đi chậm, việc thực hiện kĩ thuật lại phức tạp, tốn sức mà tính hiệu quả lại không cao. Vì vậy kĩ thuật này ít được sử dụng trong thi đấu. Hơn nữa, hiện nay,
Hình 51
phần lớn những người chơi môn đá cầu đều sử dụng giày da lộn trong thi đấu, do vậy mà phần má trong không được bằng phẳng và rộng nhưở mu bàn chân. Nên kĩ thuật đá cầu bằng má trong được sử dụng chủ yếu trong phòng ngựđể tâng cầu và chuyền cầu.
Kỹ thuật đá cầu bằng má trong được tiến hành như sau:
- Kỹ thuật tâng cầu: Khi xác định được cầu bay tới cách người khoảng 50cm- 60cm, ở vị trí phía dưới đầu gối và vào khoảng giữa hai chân. Người tập nhanh chóng hơi gập gối chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trước, chân sau mở háng, xoay đùi ra phía ngoài , hất cẳng chân lên và đưa phần má trong của bàn chân hướng lên trên để tiếp xúc với cầu, khi cầu cách mặt sân khoảng 30cm-40cm. Cầu sau khi tiếp xúc bay dựng đứng lên, cách mặt sân khoảng 1,5m -2m.
- Kỹ thuật chuyền cầu: Khi thực hiện tương tự nhưở phần tâng cầu song chỉ khác là phải xoay cẳng chân để má trong của bàn chân hướng chếch ra trước khi tiếp xúc với cầu. Cầu sau khi tiềp xúc sẽ bay bổng ra phía trước, cách mặt sân 2m -2,5m và rơi vòng cung xuống về phía đồng đội( đá đôi, đá ba).
Điều đáng chú ý là khi chuyền cầu, chân đá không dừng lại đột ngột như lúc tâng cầu mà tiếp tục đưa theo 20 cm -30 cm nữa mới dừng lại.
Vậy muốn nắm vững và thực hiện tốt kĩ thuật đá cầu bằng má trong, GV nên cho SV tập theo trình tự sau:
1.Tâng cầu, đỡ cầu bằng má trong bàn chân:
1.1.Tập mô phỏng kỹ thuật động tác:
Trước tiên, GV cho người tập đứng theo TTCB( nhưđộng tác đá cầu bằng đùi) và tập mô phỏng kĩ thuật đá má trong bằng chân thuận. ởđây cần lưu ý sửa tư thế thân trên không bị nghiêng, vẹo, mở hông chân đá, nâng đùi để đầu gối hướng ra ngoài, sao cho phần má trong của bàn chân vuông góc với hướng cầu rơi xuống.
Sau khi nắm được kĩ thuật và thực hiện đúng những yêu cầu cơ bản của kĩ thuật đá má trong khi không có cầu. GV có thể cho người tập chuyển sang giai đoạn tập với cầu.
1.2. Tập tiếp xúc với cầu.
Đầu tiên, tập đá bằng chân thuận trước sau đó mới chuyển sang tập đá bằng chân không thuận, cuối cùng tập đá bằng cả hai chân luân phiên.
Cách tập: Lúc đầu, tự tung cầu lên và đá bằng má trong từng quả một. Nếu quả cầu sau khi đá bay lên rồi rơi thẳng xuống, dùng tay ở bên chân đá bắt được là đạt yêu cầu. Khi đã
Hình 52
thành thạo thì SV tâng cầu liên tục bằng má trong nhiều lần. Nếu chân thuận tâng được 10-15 lần liên tục không hỏng và chân không thuận tâng được 8-10 lần là đạt yêu cầu. Khi tập tâng cầu liên tục cần chú ý đến việc di chuyển, cần phải di chuyển chân trụ nhẹ nhàng theo cầu trong khi thân trên vẫn giữ tương đối thẳng(H.51).
Khi thực hiện kĩ thuật tâng cầu bằng má trong thuần thục với từng chân thì cho SV tâng luân phiên bằng cả hai chân liên tục. Nếu tâng được 15-20 lần liền không rơi là đạt yêu cầu.
1.3. Chuyền cầu bằng má trong bàn chân.
Khi tiến hành luyện tập thì GV (hoặc người phục vụ) và SV đứng đối diện và cách nhau khoảng 3 m, GV (người phục vụ) tung cầu về phía SV để cho SV dùng kĩ thuật đá má trong chuyền cầu lại cho GV, sao cho đường cầu bay vòng cung cao khoảng 2-3m rơi xuống tầm đùi hoặc mu của bàn chân thuận của GV (H.52). GV dùng tay bắt lấy cầu và bài tập lại được lặp lại.
Quả cầu chuyền đúng kĩ thuật là phải
bay đúng hướng và không bay xuyên thẳng vào người giao viên (người phục vụ). Tập sao cho chuyền đúng từ 8/10lần trở lên là đạt yêu cầu.
"Nhiệm vụ:
1: Khởi động chung và khởi động chuyên môn (10 phút) Khởi động chuyên môn: Tâng cầu.
2: Nghiên cứu tài liệu nội dung 4, xem tranh kĩ thuật (5 phút) 3: Làm việc tập thể (10 phút)
Xem giáo viên làm mẫu và phân tích kĩ thuật động tác: kĩ thuật động tác tâng cầu bằng má trong bàn chân; chuyền cầu bằng má trong bàn chân .
4: Tập luyện: (27 phút)
+ Mô phỏng kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân.
+ Tập luyện kĩ thuật động tác tâng cầu bằng má trong bàn chân. Bước 1: Tự tung cầu lên và tâng cầu từng quả một.
Bước 2: Tâng câu liên tục một chân và hai chân
Đội hình 2 hàng đứng đối diện nhau , cách nhau 3 m, khoảng cách 2m. 5: Tập luyện: (25 phút)
Bước 1: Từng đôi luân phiên tung cầu cho nhau tập luyện chuyền cầu. Bước 2: Từng đôi chuyền cho nhau.
Đội hình 2 hàng đứng đối diện nhau , cách nhau 3 m, khoảng cách 2m. 6: Báo cáo kết quả tập luyện ( 10 phút)
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả tập luyện + ý kiến nhận xét
+Giáo viên nhận xét, đánh giá kết luận. 7: Làm việc tập thể (3 phút)
Hồi tỉnh( thả lỏng toàn thân)
/Đánh giá
1.Thực hiện kĩ thuật động tác tâng cầu bằng má trong bàn chân, tính số lần.