Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn đá cầu (Trang 65)

II. Dạy học chiến thuật

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2:

1. Từ các nội dung dự kiện sau em hãy nối với nhau cho phù hợp rồi đưa ra kết luận những vấn đềđó nói lên điều gì?

Đó là:

2. Khi tìm hiểu về lịch sử môn đá cầu ở Việt nam thì không thể không nhắc đến các nhân vật có công lớn cho sự phát triển môn đá cầu. Họ là ai? Làm gì? ởđâu?

Trong quá trình khôi phục và phát triển môn đá cầu ở Việt nam, không thể không nhắc đến những người có tâm huyết, đóng góp nhiều công sức cho việc duy trì và phát triển môn đá cầu từ một trò chơi trở thành một môn thể thao thi đấu. Đó là nhà giáo Đỗ Chỉ. Nguyên là giáo viên dạy thể dục trường cấp II ở Thị xã Bắc Giang và ông Giáp Văn Nhang nguyên là cán bộ phòng thể thao quần chúng Sở Thể dục thể thao Hà Bắc (cũ).

Ông Lương Kim Chung nguyên Vụ Trưởng Vụ Thể thao quần chúng và tập thể cán bộ của Vụ cùng bác sỹ Nguyễn Khắc Viện nguyên Giám đốc Nhà xuất bản ngữ văn, đã sang Hà Bắc (cũ) để gặp và trao đổi với ông Đỗ Chỉ và ông Nhang để thống nhất luật lệ của trò chơi đá cầu. Đây là cơ sở ban đầu cho sự ra đời của luật sau này.

3. Tại sao nói : Năm 1985 là năm đánh dấu bước ngoặt lịch sử của môn đá cầu ở nước ta?

Đó là: Ngày 14 tháng 8 năm 1985 Tổng cục TDTT cho ban hành luật đá cầu đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử môn đá cầu. Có thể nói, đó là cơ sở, là điều kiện quan trọng để hình thành và tổ chức các giải thi đấu đá cầu hàng năm.

4. Từ năm 1986 đến năm 2003 trong nước đã tổ chức được những giải đá cầu nào? ởđâu? số lượng đội tham gia?và một số giải quốc tế mà Việt Nam giành thành tích cao?

Đó là:

Giai đoạn phát triển tự nhiên

Giai đoạn tương đối hoàn thiện chính thức chuyển thành môn thể thao

Giai đoạn hình thành ý tưởng và tổ chức thực nghiệm cải tiến như một trò chơi thi đấu Khoảng từ năm 1960- 1985 Khoảng từ năm 1960 về trước Từ năm 1986 đên nay

Kết lun: Từ những dự kiện trên đã cho ta thấy các giai đoạn của "Quá trình hình thành và phát triển môn đá cầu ở Việt nam" .

+ Năm 1986 giải đá cầu chính thức đầu tiên được tổ chức với tên gọi:

"Giải đá cầu Báo Thiếu niên Tiền Phong lần thứ nhất", tổ chức tại Bắc Giang, có 3 đội tham gia đó là đội Hà Nội, Hà Bắc (Cũ), Đồng Tháp.

+ Năm 1990 môn đá cầu được đưa vào thi đấu chính thức tại Đại hội TDTT toàn quốc - tại Hà Nội

+ Năm 1994 giải trẻ toàn quốc tổ chức tại Hà Nội có 9 đội tham gia.

+ Cũng năm 1994 giải vô địch toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội có 7 đội tham gia.

+ Năm 1995 Đại hội Thể thao toàn quốc tại Hải Phòng có 11 đội tham gia. +. . . .v .v .

Từđó đến nay năm nào cũng có từ 1- 2 giải đá cầu được tổ chức và số lượng đội, vận động viên tham gia ngày càng đông.

Năm 2000 giải đá cầu đầu tiên được tổ chức tại Châu Âu (Hunggari). Đội Việt Nam đã xuất sắc giành 5/7 bộ Huy chương vàng, giành giải nhất toàn đoàn.

+ Tháng 11 năm 2002 giải vô địch đá cầu thế giới được tổ chức tại CHLB Đức. Việt Nam đã chứng tỏ vị trí số một của mình trước các cường quốc như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hunggari. Với 4/7 bộ Huy chương vàng.

5. Ngày nay hàng năm có những giải thi đấu đá cầu sau: + Giải học sinh dân tộc nội trú toàn quốc.

+ Giải Hội khoẻ Phù Đổng quốc gia. + Giải trẻ quốc gia.

+ Giải vô địch quốc gia. + Giải vô địch thế giới.

+ Giải của Đại hội Thể thao Đông Nam á.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn đá cầu (Trang 65)