II. Hướng dẫn học trích đoạn băng hình đá cầu (Kí hiệu TD 6)
2. Tâng cầu nhịp một tấn công
Đây là kĩ thuật dùng mu bàn chân để tâng cầu trong lần chạm thứ nhất, khi đường cầu bay bổng về phía sau hay sang hai bên của cơ thể( kĩ thuật động tác đã nêu ở phần trên).
Hình 58
Khi thực hiện GV có thể cho SV tiến hành tập luyện đồng loạt hoặc tập luyện theo từng nhóm, từng hàng... tuỳ theo điều kiện cụ thể của sân tập.
Trước tiên cho SV di chuyển tâng cầu nhịp một với tình huống cầu được đá sang bên phải.
Sau khi đã tập thuần thục thì chuyển sang tâng cầu nhịp một với tình huống cầu được đá sang bên trái.
Cuối cùng cho SV tập với tình huống cầu đá bay bổng về phía sau. Sau khi tập thuần thục các tình huống trên thì chuyển sang giai đoạn tiếp xúc với cầu.
Chú ý trong quá trình tập luyện mô phỏng các động tác, GV luôn nhắc nhở SV cần có "cảm giác "ở cửđộng cuối với cầu, để thuận lợi khi chuyển sang tập với cầu.
2.2. Tập tiếp xúc với cầu
Khi đã tập mô phỏng động tác tốt thì chuyển sang giai đoạn tiếp xúc với cầu. Tập luyện giai đoạn này, GV nên chia tổ, nhóm hoặc từng đôi một tập luyện với nhau (song cũng cần lưu ý tới những đối tượng cá biệt để có biện pháp thích hợp).
Trong quá trình tập luyện ban đầu, GV nên quy định: Mỗi đôi tập, người A phục vụ cho người B. Sau một thời gian nhất định hai người đổi nội dung cho nhau. Khi SV đã có trình độ nhất định, GV yêu cầu từng đôi tập tăng dần độ khó của động tác, nhằm nâng cao trình độ của các em(H.58).