- Tất cả các bệnh nhân đều được thăm khám kỹ về mặt lâm sàng và cận lâm
Chương 4: BÀN LUẬN
4.5.2. Hướng xuyên đinh và biến chứng liệt dây thần kinh trụ:
Theo nghiên cứu của tác giả Zionts và cs [64] năm 1994, các tác giả này đã mô tả kháng lực của những kiểu xuyên đinh khác nhau đối với hai đầu gãy. Các tác giả nhận thấy rằng cấu trúc xuyên đinh vững chắc nhất là xuyên 2 đinh chéo nhau qua ổ gãy, tiếp đến là cấu trúc xuyên 3 đinh phía ngoài, sau đó đến cấu trúc 2 đinh phía ngoài song song và cấu trúc yếu nhất là xuyên 2 đinh phía ngoài bắt chéo nhau phía dưới hoặc gần ổ gãy.
Khi xuyên đinh, hướng xuyên đinh thứ nhất phụ thuộc vào hướng di lệch của đầu gãy ngoại vi. Khi đầu ngoại vi di lệch vào trong thì ta xuyên đinh từ mỏm TLCT trước. Ngược lại, khi đầu ngoại vi di lệch ra ngoài thì ta xuyên đinh từ mỏm TLCN trước. Điều này được giải thích ta sẽ dùng đinh xuyên để đẩy đầu xa xương cánh tay ra ngoài hay vào trong, cản trở hướng quán tính di lệch của xương [19],[57].
Khi xuyên đinh phía trong, có nguy cơ làm tổn thương thần kinh trụ. Ta có thể hạn chế nó bằng cách xác định được mỏm trên lồi cầu trong, đinh xuyên đúng vào mỏm trên lồi cầu trong đồng thời ngón tay cái sẽ kéo da và thần kinh trụ ra sau, chặn ngón tay cái vào rãnh ròng rọc khuỷu. Khi vùng khuỷu tay sưng nề nhiều không xác định được mỏm trên lồi cầu trong thì ta nên xuyên 2- 3 đinh phía ngoài đơn thuần [19],[39]. Theo y văn, tổn thương thần kinh trụ do xuyên đinh phía trong là một biến chứng rất hay gặp, tỷ lệ của nó từ 2- 3%. Tuy nhiên, tất cả các tổn thương thần kinh trụ do xuyên đinh đều phục hồi sau khi rút đinh [8],[24].
Một nghiên cứu lâm sàng do tác giả Memisoglu và cộng sự [48] đã so sánh kết quả điều trị cho 139 BN gãy TLCXCT bằng sử dụng hai phương pháp xuyên đinh phía ngoài đơn thuần cho 75 BN và xuyên kết hợp cả bên trong và bên ngoài cho 64 BN với độ tuổi và tỷ lệ giới tính không có sự khác biệt. Kết quả chung được đánh giá theo phân loại của Flynn 1974. Ở thời điểm rút đinh không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về thẩm mỹ, chức năng khớp khuỷu, sự di lệch thứ phát và nhiễm trùng chân
đinh. Tuy nhiên biến chứng liệt thần kinh trụ ở hai nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm xuyên đinh chéo gặp 6 BN (9%) mà không gặp ở nhóm xuyên đinh phía ngoài đơn thuần.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu BN được xuyên đinh chéo nhau qua ổ gãy với 57/61 BN, chỉ có 4/61 BN được xuyên 2- 3 đinh phía ngoài đơn thuần. Chúng tôi có 4 BN bị liệt trụ sau xuyên đinh và tất cả đều gặp ở nhóm xuyên 2 đinh chéo nhau, chiếm 6,56%. Các bệnh nhân này biểu hiện chủ yếu là tê bì ngón 4, 5 và nửa trong bàn tay kèm theo dấu hiệu vuốt trụ từ kín đáo đến rõ ràng. Cả 4 BN liệt trụ sau xuyên đinh chúng tôi đều tiến hành rút đinh phía trong và bó bột tròn cánh- cẳng- bàn tay, theo dõi sự phục hồi của thần kinh dựa vào cảm giác và vận động của bàn ngón tay. Trường hợp phục hồi nhanh nhất là ca số 13, hết cảm giác tê bì và vận động ngón 4, 5 tốt sau 1 tuần. 2 trường hợp số 24 và 45 đều mất dấu vuốt trụ sau 03 tuần và hết tê bì ngón 4, 5 ít sau 08 tuần. Tỷ lệ này của chúng tôi cao hơn tác giả Vũ Song Linh (2007) 2,85%; Karapinar. L (2005) với 3,3% nhưng lại thấp hơn các tác giả Phan Quang Trí (2002) với 12%, Wilkins K.E (2004) với 11,6%. Theo chúng tôi, biến chứng liệt thần kinh trụ sau xuyên đinh là một biến chứng hay gặp nhất, tuy nhiên nó cũng không phải là một biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến kết quả điều trị của phương pháp. Mặt khác, thời gian phục hồi của thần kinh tổn thương chủ yếu dưới 02 tháng nên có thể thần kinh trụ chỉ bị chén ép trong rãnh ròng rọc khuỷu thay vì tổn thương đâm xuyên trực tiếp.