- Tất cả các bệnh nhân đều được thăm khám kỹ về mặt lâm sàng và cận lâm
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ TUỔI, GIỚI VÀ NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG.
Tổng số BN chúng tôi nghiên cứu là 61 BN, được chẩn đoán là gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em, được phẫu thuật kết hợp xương bằng nắn kín, xuyên đinh Kirschner qua da dưới màn tăng sáng và theo dõi tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ tháng 01/2013- 06/2014. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gãy TLCXCT ở trẻ em gặp chủ yếu ở trẻ trai với lứa tuổi gặp chủ yếu ở lứa tuổi mẫu giáo và học sinh tiểu học với tuổi trung bình là 67,85± 32,28 tháng tuổi, thấp nhất là 17 tháng và cao nhất là 144 tháng tuổi. Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ta thấy tỷ lệ nam/nữ là 42/19, tỷ lệ nhóm tuổi mẫu giáo là 39,34% và nhóm tuổi học sinh tiểu học là 42,63%. Khi xét tỷ lệ nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau ta thấy tỷ lệ nam/nữ ở lứa tuổi < 3 tuổi là 7/4, tuổi mẫu giáo là 14/10, tuổi học sinh tiểu học là 21/5. Tỷ lệ này cũng phù hợp với đặc điểm của trẻ nam thường hiếu động hơn trẻ gái, kết hợp với sự vụng về của trẻ nhỏ khi khám phá thế giới xung quanh nhất là lứa tuổi học sinh tiểu học.
Trong tổng số 61 BN trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân gây gãy xương chủ yếu là do TNSH, trẻ chơi đùa ngã chống tay xuống đất trong tư thế khuỷu duỗi và gặp tổn thương chủ yếu tay bên T. Qua bảng 3.2 cho thấy nguyên nhân gãy xương do TNSH chiếm tỷ lệ 80,33%, trong khi do tai nạn giao thông chỉ 19,67%. Qua biểu đồ 3.2 ta thấy tay T tổn thương là chủ yếu với 70,49%. Điều này phù hợp với tỷ lệ chủ yếu tay T là tay không thuận và sự vụng về của tay T khi trẻ ngã chống tay xuống đất. Các tỷ lệ về tuổi, giới, tay tổn thương và nguyên nhân gãy xương của chúng tôi cũng tương tự như các tác giả khác như Karapinar. L [38], Phan Quang Trí [19].
Trong báo cáo nghiên cứu của tác giả Karapinar. L[38] năm 2005 với 61 BN gãy kín TLCXCT ở trẻ em được điều trị bằng nắn kín, xuyên đinh Kirschner qua da, có 41 BN nam (67,21%) và 20 BN nữ (32,79%). Tuổi trung
bình là 7,6 tuổi, thấp nhất là 2 tuổi và cao nhất là 13 tuổi. Tổn thương tay T có 44 BN (72,13%) và tay P có 17 BN (27,87%).
Trong luận văn Chuyên Khoa II năm 2002 của tác giả Phan Quang Trí [19] với 92 BN gãy TLCXCT được nắn kín và xuyên đinh Kirschner dưới màn tăng sáng, có 68 BN nam (73,91%), 24 BN nữ (26,09%), tuổi trung bình là 6,5 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi và lớn nhất là 14 tuổi. Lứa tuổi gặp nhiều nhất là tuổi mẫu giáo với 36 BN (39,13%) và tuổi tiểu học với 49 BN (53,26%). Tổn thương tay T chiếm đa số với 65 BN (70,65%), tay P có 37 BN (29,35%). Nguyên nhân gãy xương do TNSH gặp ở 63 BN( 68,48%), còn lại là do TNGT ngồi sau xe máy ngã chống tay xuống đất gặp ở 18 BN (19,56%) và do tai nạn thể thao là 11BN (11,96%).
Các số liệu thống kê cho thấy gãy kín TLCXCT ở trẻ em gặp chủ yếu ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, nam gặp nhiều hơn nữ và chủ yếu do tai nạn sinh hoạt ngã chống tay xuống nền cứng trong tư thế duỗi khuỷu. Vì vậy việc hướng dẫn và tìm môi trường an toàn cho trẻ em vui chơi đồng thời lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ là điều hết sức quan trọng.