PHÂN LOẠI GÃY TLCXCT Ở TRẺ EM.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em bằng nắn kín, xuyên đinh Kirschner qua da dưới màn tăng sáng (Trang 59)

- Tất cả các bệnh nhân đều được thăm khám kỹ về mặt lâm sàng và cận lâm

Chương 4: BÀN LUẬN

4.2 PHÂN LOẠI GÃY TLCXCT Ở TRẺ EM.

Nhiều tác giả trên thế giới đã đề cập đến vấn đề phân loại gãy TLCXCT ở trẻ em, mỗi cách phân loại có những đặc điểm riêng của nó nhưng tóm lại mục đích của phân loại gãy TLCXCT là để chẩn đoán, lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh cũng như tiên lượng di chứng về sau.

Cách phân loại của Homberg (1945) và Gartland (1959) đã thể hiện được mức độ di lệch của hai đầu xương gãy tuy nhiên nó không thể hiện được hướng di lệch do đó khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp [35].

Phân loại của Wilkins. K [39] dựa trên phân loại của Gartland đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, cụ thể gồm 3 loại như sau:

IA: Gãy không di lệch.

IB: Gãy có đụng dập ở phía cột trong.

Loại II: Gãy xương di lệch với vỏ xương phía sau còn nguyên vẹn, trong đó: IIA: Gãy gập góc ra sau.

IIB: Gãy có di lệch xoay và có thể gập góc. Loại III: Gãy xương di lệch hoàn toàn, trong đó: IIIA: Di lệch sau trong.

IIIB: Di lệch sau ngoài.

Theo phân loại này, gãy loại I là những gãy TLCXCT không di lệch; gãy loại II là những gãy TLCXCT có di lệch gập góc hoặc di lệch xoay nhưng màng xương còn liên tục và hai đầu xương gãy còn tiếp xúc; gãy loại III là những gãy TLCXCT di lệch hoàn toàn, hai đầu xương gãy không còn tiếp xúc với nhau, đầu ngoại vi di lệch ra sau và có thể vào trong hay ra ngoài. Phân loại này có những ưu điểm sau:

+ Tương đối đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng.

+ Cung cấp đầy đủ thông tin để thống nhất trong chẩn đoán.

+ Giúp cho phẫu thuật viên lựa chọn phương pháp điều trị và phương pháp kết hợp xương phù hợp.

+ Cung cấp thông tin để tiên lượng kết quả điều trị về sau cho mỗi loại gãy. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phân loại của Wilkins cũng vì những ưu điểm trên, theo bảng 3.8 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi thuộc nhóm IIB và nhóm III, cụ thể như sau:

+ Nhóm IIB: 11 BN chiếm 18,03%. + Nhóm IIIA: 29 BN chiếm 47,54%. + Nhóm IIIB: 21 BN chiếm 34,43%.

Nhóm IIIA chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,54%. Nhóm IIIA là nhóm có tỷ lệ biến chứng cao hơn các nhóm khác với 5/9 BN, chiếm 55,56%. Điều này được giải thích là do sự di lệch sau trong của đầu gãy xa trong gãy TLCXCT nên dễ gây

tổn thương thần kinh trụ khi xuyên đinh chéo nhau hoặc gây di lệch thứ phát khi xuyên đinh phía ngoài.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em bằng nắn kín, xuyên đinh Kirschner qua da dưới màn tăng sáng (Trang 59)