Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY hòa THỌ QUẢNG NAM (Trang 55)

Bảng 2.10. Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. VCSH 7.279,70 14.605,70 19.662,70 21.891,002. VCĐ 14.440,39 16.740,43 22.296,34 21.528,42 2. VCĐ 14.440,39 16.740,43 22.296,34 21.528,42

Chênh lệch -7.160,69 -2.134,73 -2.633,64 362,58

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Nguồn vốn cố định của Công ty năm 2010 là 14.440,39 triệu đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ chỉ có 7.279,70 triệu đồng, phần thiếu hụt còn lại là 7.160,69 triệu đồng công ty đã đi vay dài hạn, tuy nhiên vay và nợ dài hạn chỉ có 1.268,3 triệu đồng vẫn chưa đủ nên Công ty phải sử dụng thêm nợ ngắn hạn để đảm bảo cho đủ nguồn lực tài trợ cho vốn cố định giúp Công

ty hoạt động bình thường. Năm 2011, vốn cố định chỉ tăng 1,14% so với năm 2010, vốn cố định tăng 2.300,04 triệu đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng 100,64% để đáp ứng một phần vốn cố định cho việc kinh doanh, phần thiếu hụt còn lại được doanh nghiệp bổ sung bằng cách vay dài hạn và nợ ngắn hạn là 2.134,73 triệu đồng. Sang năm 2012, vốn cố định tiếp tục tăng thêm 5.555,91 triệu đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu lại tăng lên là 5.057 triệu đồng so với năm 2011, với chênh lệch là -2.633,64 triệu đồng được doanh nghiệp bổ sung bằng cách vay dài hạn và nợ ngắn hạn. Và đến năm 2013, phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn cố định là 362,58 triệu đồng, cho thấy vốn chủ sở hữu không chỉ đủ để tài trợ cho nguồn vốn cố định mà còn dư 362,58 triệu đồng nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hoạt động liên tục.

Qua phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa có hiệu quả, việc sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn là không hợp lý, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của Công ty.

c. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong kết cấu vốn kinh doanh của Công ty. Quy mô vốn cố định quyết định trình độ trang bị tài sản cố định, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. Để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các năm ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.11. Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012 2013

Doanh thu thuần Triệu đồng 32.122,37 82.124,92

98.666,69 95.988,80 9 95.988,80 LNST Triệu đồng 2.299,41 7.018,55 6.997,43 4.679,24 VCĐ ĐK Triệu đồng 14.440,39 16.740,4 3 22.296,34 VCĐ CK Triệu đồng 14.440,39 16.740,43 22.296,34 21.528,42 VCĐ BQ Triệu đồng 14.440,39 15.590,41 19.518,3 9 21.912,38 Nguyên giá TSCĐ ĐK Triệu đồng 14.965,87

17.382,1

0 24.769,29Nguyên giá TSCĐ CK Triệu đồng 14.965,87 17.382,10 24.769,29 26.395,01 Nguyên giá TSCĐ CK Triệu đồng 14.965,87 17.382,10 24.769,29 26.395,01 Nguyên giá TSCĐ BQ Triệu đồng 14.965,87 16.173,99 21.075,70 25.582,15

Hàm lượng VCĐ % 44,95 18,98 19,78 22,83

HSSD VCĐ Lần 2,22 5,27 5,06 4,38

HSSD TSCĐ Lần 2,15 5,08 4,68 3,75

Sức sinh lời VCĐ % 15,92 45,02 35,85 21,35

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Nhận xét:

Hàm lượng VCĐ: Hàm lượng VCĐ của công ty biến động qua các

năm. Năm 2010 hàm lượng VCĐ đạt 44,95% cao nhất trong các năm gần đây chứng tỏ công ty đầu tư vào VCĐ chưa đem lại hiệu quả. Sang năm 2011, hàm lượng VCĐ chỉ có 18,98% giảm mạnh so với năm 2010, chứng tỏ công ty đã sử dụng VCĐ có hiệu quả hơn. Năm 2012 tỷ số này tăng nhẹ lên là 19,78% nguyên nhân chính là do tốc độ tăng của VCĐ bình quân (25,19%) lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (20,14%). Năm 2013 hàm lượng VCĐ là 22,83% nghĩa là để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần thì cần phải bỏ ra 22,83 đồng VCĐ. Hàm lượng VCĐ của Công ty đang có xu hướng tăng dần, nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì Công ty phải đầu tư VCĐ ngày càng tăng lên, đây là biểu hiện tiêu cực nên Công ty cần có biện pháp nhằm giảm hàm lượng VCĐ.

- 2013 có xu hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động của Công ty có chuyển hướng kém đi, tạo ra được ít doanh thu hơn. Cụ thể: Trong năm 2010, hiệu suất sử dụng VCĐ là 2,22 lần, điều này cho biết cứ 1 đồng VCĐ thì tạo ra được 2,22 đồng doanh thu thuần. Năm 2011, hiệu suất sử dụng vốn cố định cao nhất tạo ra được 5,27 đồng doanh thu thuần, tăng 3,05 đồng so với năm 2010. Năm 2012, cứ 1 đồng VCĐ thì tạo ra 5,06 đồng doanh thu thuần, giảm 0,21 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, cứ 1 đồng VCĐ tạo ra 4,38 đồng doanh thu thuần, giảm xuống 0,68 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân hiệu suất sử dụng VCĐ giảm là do doanh thu thuần trong năm giảm nhẹ còn VCĐ lại tăng lên.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Ta thấy rằng, trong giai đoạn 2010 - 2013,

chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty đều lớn hơn 1,cao nhất ở năm 2011 và đang có xu hướng giảm nhẹ qua các năm gần đây. Điều này chứng tỏ, tình hình hoạt động của Công ty tốt, tạo ra được doanh thu cao hơn so với tài sản cố định. Nó cũng cho thấy chuyến biến chiều hướng không tốt về hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty và trong giai đoạn này, Công ty cần xem xét lại cơ cấu, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và có những điều chỉnh thích hợp.

Trong năm 2010, hiệu suất sử dụng TSCĐ là 2,15 lần, điều này cho biết cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ thì tạo ra được 2,15 đồng doanh thu thuần. Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSCĐ thì tạo ra 5,08 đồng doanh thu thuần, tăng 2,93 đồng so với năm 2010. Năm 2012 tạo ra 4,68 đồng doanh thu thuần, giảm 0,4 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 tạo ra 3,75 đồng doanh thu thuần, giảm 0,93 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm là do doanh thu thuần trong năm giảm nhẹ còn nguyên giá TSCĐ tăng liên tục.

Sức sinh lời VCĐ: Nhìn chung, VCĐ hiện có đang được Công ty sử

dụng hiệu quả, sức sản xuất của các loại tài sản tương đối cao. Tuy nhiên sức sinh lời VCĐ đang giảm nhẹ qua các năm 2011-2013 điều này chứng tỏ, Công ty sử dụng VCĐ kém hiệu quả hơn. Năm 2010, sức sinh lợi VCĐ của

Công ty là 15,92%, bình quân 100 đồng VCĐ thì Công ty có 15,92 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, sức sinh lợi VCĐ cao nhất với 45,02%, tăng 29,1 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2010. Năm 2012, sức sinh lợi VCĐ của Công ty giảm xuống còn 35,85%, giảm 20,37% so với năm 2011, tương đương với giảm 9,17 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2011. Năm 2013, sức sinh lợi VCĐ của Công ty có xu hướng tiếp tục giảm xuống là 21,35% , giảm 14,5 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2012. Như vậy ta thấy qua các năm 2010 – 2013 sức sinh lợi VCĐ đều dương, có nghĩa là VCĐ được Công ty sử dụng có hiệu quả và Công ty kinh doanh có lời.

Trên đây là những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần may Hòa Thọ - Quảng Nam. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thì một trong những công việc cụ thể mà Công ty cần phải quan tâm đó là công tác quản lý, bảo tồn vốn cố định và đầu tư đổi mới tài sản cố định.

2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY hòa THỌ QUẢNG NAM (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w