Hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY hòa THỌ QUẢNG NAM (Trang 47)

2010 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh

Hiệu quả sử dụng vốn của một công ty được thể hiện rõ nét qua kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đây có thể thấy được công tác tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả hay không? Để đánh giá thực chất công tác sử dụng vốn kinh doanh, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Vòng quay toàn bộ vốn (VQTBV)

Bảng 2.7. Vòng quay toàn bộ vốn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011Năm 2012 2013

Doanh thu thuần 32.122,37 82.124,92 98.666,69 95.988,8 Vốn sản xuất đầu kỳ 24.077,89 35.251,95 41.009,52 Vốn sản xuất cuối kỳ 24.077,89 35.251,95 41.029,52 43.518,28 Vốn sản xuất BQ 24.077,89 29.664,92 38.130,74 42.263,9

VQTBV (lần) 1,33 2,77 2,59 2,27

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Nhận xét: Qua bảng số liệu tính toán được ta thấy vòng quay toàn bộ

vốn của Công ty có xu hướng giảm qua các năm từ năm 2011 – 2013. Qua bảng 2.7, ta thấy năm 2010, vòng quay toàn bộ vốn của Công ty là 1,33 lần, trong kỳ bình quân 1 đồng vốn tạo ra được 1,33 đồng doanh thu thuần. Năm 2011, vòng quay toàn bộ vốn tăng lên và đạt giá trị cao nhất, bình quân 1 đồng vốn tạo ra được 2,77 đồng doanh thu thuần, tăng lên 1,44 đồng so với năm 2010. Năm 2012, vòng quay toàn bộ vốn lại giảm xuống, trong kỳ một đồng vốn tạo ra được 2,59 đồng doanh thu thuần, giảm 0,18 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, vòng quay toàn bộ vốn lại tiếp tục giảm nhẹ, trong kỳ một đồng vốn bỏ ra kinh doanh tạo ra được 2,27 đồng doanh thu thuần, giảm 0,32 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 doanh thu thuần giảm nhẹ trong khi đó vốn sản xuất bình quân lại tăng lên.

Bảng 2.8. Bảng phân tích các tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012 2013

1. Doanh thu thuần Triệu đồng 32.122,37 82.124,92 98.666,69 95.988,802. Tổng vốn bình quân Triệu đồng 24.077,89 29.664,92 38.130,74 42.263,90 2. Tổng vốn bình quân Triệu đồng 24.077,89 29.664,92 38.130,74 42.263,90 3. VCSH bình quân Triệu đồng 7.279,70 14.605,70 17.134,22 20.776,89 4. EBIT Triệu đồng 3.650,38 10.303,03 9.592,05 6.343,17 5. LNST Triệu đồng 2.299,41 7.018,55 6.997,43 4.679,24 6. DLDT % 7,16 8,55 7,09 4,87 7. ROA % 9,55 23,66 18,35 11,07 8.ROE % 31,59 48,05 40,84 22,52 9. BEBR % 15,16 34,73 25,16 15,01

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Nhận xét:

Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu (doanh lợi doanh thu): Dựa

vào bảng 2.8 ta thấy, năm 2011 trong 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 8,55 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,39 đồng so với năm 2010. Năm 2012, tỷ suất doanh lợi doanh thu của Công ty lại giảm xuống còn có 7,09%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 7,09 đồng lợi nhuận sau thuế và giảm 1,46 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2011. Sang đến năm 2013 thì tỷ suất doanh lợi doanh thu của Công ty lại tiếp tục giảm xuống còn 4,87%, giảm đi 2,22%, nghĩa là giảm 2,22 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2012.

Qua đó, có thể thấy tỷ suất doanh lợi doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013 đang có xu hướng giảm dần, nguyên nhân là trong khi doanh thu thuần tăng lên thì lợi nhuận sau thuế của Công ty lại giảm xuống.

Sức sinh lời căn bản (BEPR): Thông qua kết quả ở bảng 2.8, ta thấy

sức sinh lời căn bản của Công ty tăng qua các năm. Cụ thể:

Năm 2010 sức sinh lời căn bản của Công ty là 15,16% nghĩa là bình quân đầu tư 100 đồng vốn có khả năng tạo ra được 15,16 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2011 bình quân 100 đồng vốn có khả năng tạo ra được 34,73 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, tăng 19,57 đồng so với năm 2010. Sang đến năm 2012 sức sinh lời căn bản của Công ty lại giảm, cứ bình quân 100 đồng vốn có khả năng tạo ra được 25,16 đồng lợi nhuận trước thuế

và lãi vay, giảm 9,57 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, sức sinh lời căn bản của Công ty thấp nhất trong vòng 4 năm, cứ bình quân 100 đồng vốn kinh doanh có khả năng tạo ra được 15,01 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, giảm 10,15 đồng so với năm 2012.

Nguyên nhân sức sinh lời căn bản của Công ty giảm liên tục trong 3 năm từ năm 2011 đến 2013 là do trong cả 3 năm tài sản bình quân tăng lên liên tục nhưng EBIT của Công ty thì lại giảm dần. Bên cạnh đó việc quản lý chi phí và hoạt động bán hàng chưa tốt đã làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và vòng quay toàn bộ vốn cũng giảm dần nên làm cho sức sinh lời căn bản của Công ty giảm theo.

Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA): Qua bảng 2.8 ta thấy, tỷ suất doanh

lợi tài sản của Công ty biến động mạnh qua các năm từ năm 2010 đến năm 2013. Cụ thể:

Năm 2010, tỷ suất doanh lợi tài sản của Công ty là 9,55%, bình quân 100 đồng đầu tư vào tài sản thì Công ty có lợi nhuận sau thuế là 9,55 đồng. Năm 2011 tỷ suất doanh lợi tài sản là 23,66%, tăng 14,11%, nghĩa là tăng 14,11 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2010, nguyên nhân là do năm 2011 LNST đạt giá trị cao nhất, tốc độ tăng của LNST cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân. Sang đến năm 2012 ROA của Công ty lại giảm xuống còn 18,35%, giảm 5,31% so với năm 2011, tương đương với giảm 5,31 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2011. Đến năm 2013, tỷ suất doanh lợi tài sản của Công ty lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn 11,07%, giảm 7,28% so với năm 2012 nhưng so với trung bình bình là 7% thì tỷ suất doanh lợi tài sản vẫn cao hơn 4,07%. Tuy tỷ suất doanh lợi tài sản năm 2013 giảm mạnh nhưng nó vẫn cao hơn so với trung bình ngành cho thấy Công ty vẫn hoạt động có hiệu quả hơn so với các công ty cùng lĩnh vực.

Như vậy, ta thấy qua các năm thì tỷ suất doanh lợi tài sản đều dương, có nghĩa là Công ty đang kinh doanh có lời. Tuy nhiên tỷ suất doanh lợi tài sản

đang có xu hướng giảm nguyên nhân là do giá trị tài sản (hay vốn sản xuất) bình quân tăng lên còn lợi nhuận sau thuế của Công ty thì lại giảm dần.

Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu (ROE): Căn cứ vào

bảng 2.8 ta thấy tỷ số ROE của Công ty biến động liên tục qua các năm nhưng đây là biến động tiêu cực theo chiều hướng giảm dần của ROE qua các năm. Cụ thể:

Năm 2010 bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 31,59 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2011 ROE của Công ty là 48,05%, nghĩa là bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư tạo ra được 48,05 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 16,46 đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 ROE là 40,84%, giảm 7,21% so với năm 2011, nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư tạo ra được 40,84 đồng lợi nhuận sau thuế và giảm 7,21 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, ROE của Công ty chỉ còn 22,52%, giảm 18,32% so với năm 2012, nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư tạo ra 22,52 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 18,32 đồng so với năm 2012. Trong khi ROE trung bình ngành năm 2013 là 18% thì ROE của Công ty là 22,52%, cao hơn 4,52%, cho thấy Công ty đang hoạt động rất tốt và có hiệu quả so với các doanh nghiệp trong ngành. Như vậy qua các năm 2010 – 2013 tỷ số ROE đều dương, đều này có nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi, tuy nhiên thu nhập mà các nhà đầu tư có thể nhận được khi đầu tư vốn vào Công ty là chưa cao, trong giai đoạn này thì năm 2013 có tỷ suất sinh lời của VCSH là thấp nhất, đây là biểu hiện không tốt mà Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Tóm lại, qua phân tích các tỷ số sinh lợi ta thấy, các tỷ số đều có chuyển

biến không tốt và có xu hướng giảm qua các năm. Việc phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho giá cả của vật tư và các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ tăng lên đã làm tác động nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của Công ty. Vì vậy, công ty cần phải xem xét lại hiệu quả sử dụng của một đồng vốn kinh doanh và mức

sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu, cần có các chính sách và giải pháp hợp lý hơn để kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng cao. Bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh gay gắt.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY hòa THỌ QUẢNG NAM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w