Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Vinapro (Trang 39)

- an phó giám đốc

2.2.3Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

14, Lợi nhuận trƣớc thuế (216.111.500) 65.013.178 (457,34) (38,50)

2.2.3Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

2.2.3.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

ảng 2.3. Các chỉ tiêu thanh toán

Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu ngành 2013 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2012-2011

Hệ số thanh toán hiện

hành 2,12 1,84 1,59 0,75 (0,25) (0,28)

Hệ số thanh toán

nhanh 1,56 1,11 1,03 1,51 (0,08) (0,45)

Hệ số thanh toán tức

thời 0,84 0,27 0,16 2,03 (0,12) (0,56)

(Nguồn: Phòng Kế toán & [7])

Qua bảng phân tích trên cho ta thấy

Hệ số thanh toán hiện hành: cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012 khả năng thanh toán hiện hành là 1,84 lần giảm 0,28 lần sao với năm 2011. Năm 2012, cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm nên làm giảm hệ số này xuống. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2013 là 1,59 lần giảm 0,25 lần so với năm 2012. Năm 2013 cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 5,61%, còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 22,17% do đó hệ số này giảm. Hệ số này cả 3 năm đều lớn hơn 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty đang ở mức cao, nghĩa là công ty đang kiểm soát được khả năng thanh toán của mình khá tốt. Điều đó thấy rõ hơn khi so sánh với chỉ tiêu chung của ngành là 0,75 lần thấp hơn so với khả năng thanh toán của công ty, cho thấy khả năng thanh toán của công ty tốt hơn so với các đơn vị cùng ngành.

Hệ số thanh toán nhanh: chỉ tiêu này cho biết khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, công ty có thể sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để chi trả mà không cần bán hàng tồn kho. Hệ số này thể hiện tốc độ chuyển đổi tài sản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2012 là 1,11 lần giảm 0,45 lần so với năm 2011. Trong năm 2012 tiền và các khoản phải thu đều giảm, nên hệ số này giảm. Hệ số thanh toán nhanh của năm 2013 là 1,3 lần giảm 0,08 lần so với năm 2012. Năm 2013 tiền và các khoản phải thu có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng các khoản nợ ngắn hạn , do đó hệ số này vẫn tiếp tục giảm. Hệ số này của cả 3 năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán tốt cho các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng vì hệ số ngày càng giảm nghĩa

40

là công ty đang gặp khó khăn trong khả năng thanh toán nhanh và so sánh với chỉ tiêu ngành là 1,51 thì năm 2013

công ty đang bị thấp hơn so với ngành. Vì vậy công ty cần có những biện pháp phù hợp với doanh nghiệp mình.

Hệ số thanh toán tức thời: chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Năm 2012 là 0,27 lần giảm 0,56 lần so với năm 2011. Năm 2013 là 0,16 lần giảm 0,12 lần so với năm 2012.

Điều này cho thấy khả năng đáp ứng việc thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn của công ty càng ngày càng giảm. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty còn tồn tại rất nhiều mặt hạn chế, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công ty. Chính vì vậy, công ty nên có những chính sách, biện pháp dự trữ để có khả năng thanh toán tức thời tốt hơn. So sánh với chỉ tiêu ngành là 2,03 thì khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2013 thấp hơn 1,87, cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty còn hạn chế nhiều so với các công ty cùng ngành.

Tóm lại, qua quá trình phấn tích 3 hệ số: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, ta thấy khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đang có khả năng thanh toán tốt, chỉ có khả năng thanh toán tức thời của công ty là nhỏ hơn 1, thì công ty cần cố gắng điều chỉnh lại tốt hơn. Nhưng hoạt động kinh doanh với nhiều biến động như ngày nay, thì việc công ty giữ được những hệ số thanh toán ở mức trên là điều rất đáng duy trì, phát huy trong những năm tới.

2.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (hay vòng quay tài sản) dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung mà không phân biệt tài sản lưu động hay tài sản cố định.

Dựa vào bảng 2.4 ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty có xu hướng giảm từ năm 2011-2012 và tăng nhẹ năm 2013. Năm 2011, tỷ số vòng quay tài sản đạt mức 0,54 có nghĩa cứ 1 đồng tài sản của DN tạo ra được 0,54 đồng doanh thu. Sang năm 2013, hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm chỉ còn 0,39, thấp nhất trong toàn giai đoạn và so với chỉ số của trung bình ngành 2013 là 1,13 [8] như vậy trong giai đoạn vừa qua Công ty đang quản lý tài sản chưa hợp lý.

ảng 2.4. Khả năng quản lý tài sản của công ty so với trung bình ngành Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu ngành 2013 Chênh lệch 13-12 12-11 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,54 0,32 0,39 1,13 0,06 (0,22)

(Nguồn: Phòng Kế toán & [8])

Dựa vào số liệu t nh toán được ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty có xu hướng giảm từ năm 2011-2012 và tăng nhẹ năm 2013. Năm 2011, tỷ số vòng quay tài sản đạt mức 0,54 có nghĩa cứ 1 đồng tài sản của DN tạo ra được 0,54 đồng doanh thu. Sang năm 2013, hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm chỉ còn 0,39, thấp nhất trong toàn giai đoạn và so với chỉ số của trung bình ngành 2013 là 1,13 [8] như vậy trong giai đoạn vừa qua Công ty đang quản lý tài sản chưa hợp lý.

2.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

Nhóm chỉ tiêu này bao gồm hai tỷ số quan trọng: tỷ số nợ trên tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Hai tỷ số này được tính toán và trình bày trong bảng 2.5 sau:

ảng 2.5. Khả năng quản lý nợ của Công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 13-12 12-11 Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 46,48 52,34 61,39 9,59 5,86 Tỷ số nợ trên vốn CSH Lần 0,87 1,10 1,63 0,53 0,23 (Nguồn: Phòng Kế toán)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản: phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Thông thường tỷ số này nằm trong khoảng từ 50%-70%. Tại công ty VINAPRO, năm 2010và 2011 con số này gần đến 50%, còn sang đến năm 2012 con số này tiếp tục tăng lên trên 50% một ít. Cụ thể, năm 2011 tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty là 46,48% có nghĩa là nợ chiếm 46,48% nguồn vốn (do tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn) hay công ty sử dụng 46,48% nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, tuy nhiên với tỷ số cao như vậy trong hai năm 2011 – 2012 công ty tiềm ẩn mất khả năng thanh toán bất cứ lúc nào. Sang năm 2013, chỉ số này tiếp tục tăng lên 61,39% do công ty đầu tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn mua sắm máy móc, thiết bị...và chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác nhiều hơn.

42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ số nợ trên vốn CSH: thường gọi là tỷ số nợ, phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn CSH. Tỷ số nợ của công ty năm 2011 là 0,87 có nghĩa là mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp chỉ bằng 0,87 lần vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp chỉ sử dụng 0,87 đồng nợ vay. Năm 2012 tăng lên 1,1 lần tương ứng tăng 0,53 lần so với năm 2011 và năm 2013 tiếp tục tăng lên 1,63 lần tương ứng tăng 0,23 lần so với năm 2012.Tỷ số này có thể nhỏ hơn hoặc cao hơn 1.Có thể thấy công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu thay vì sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tỷ số nợ thấp công ty có lợi thế trong vay vốn và tự chủ tài chính cao, ít gặp rủi ro tuy nhiên khả năng sinh lợi sẽ thấp.

Thông qua việc phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ta thấy công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, tuy nhiên, ít sử dụng nợ vay công ty sẽ không tạo ra được nhiều lợi nhuận và không tận dụng được lá chắn thuế từ việc sử dụng nợ, không hấp dẫn được các cổ đông. Trong thời điểm kinh tế nhiều biến động, lãi suất huy động vốn cao lên tới 18%/năm trong năm 2013[9] việc Công ty sử dụng phần lớn vốn chủ sở hữu để kinh doanh sẽ đảm bảo an toàn hơn, nhưng Công ty vẫn cần phải điều chỉnh và cân đối giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu để kinh doanh đạt lợi nhuận cao hơn.

2.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

ảng 2.6. Chỉ tiêu các khả năng sinh lợi của công ty

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu ngành 2013 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2012-2011 ROA 2,44 (13,57) (8,08) 0,24 5,49 (16,01) ROS 8,89 (38,67) (21,28) 17,38 (47,55) ROE 4,56 (28,47) (21,23) 0,51 7,25 (33,03)

(Nguồn: Phòng Tài Chính-Kế Toán & [10])

Qua bảng 2.6 ta thấy:

-Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Năm 2011 là 2,44%, tỷ suất này cho biết trong năm 2011, 100 đồng tài sản tạo ra 2,44 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, 100 đồng tài sản tạo ra âm 13,57 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 16,01% so với năm 2011. Năm 2013, 100 đồng tài sản tạo ra âm 8,08 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 5,49% so với năm 2012. Qua số liệu phân tích ở trên ta thấy tổng tài sản năm 2013 tăng lên so

với 2012, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của năm 2012 vẫn cao hơn năm 2012 là 5,49 đồng. Nguyên nhân dẫn tới việc gia tăng này là do trong năm 2013, tốc độ gia tăng của tổng tài sản là 3,26% nhưng tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế là 38,5%. Cho thấy công ty sử dụng tài sản để đem lại lợi nhuận có hiệu quả cao hơn trong năm 2013. So sánh với chỉ tiêu ngành thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp là âm 8,08% kém hơn rất nhiều so với tỷ suất sinh lời của ngành là 0,24%.

-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Năm 2011 là 8,89%, năm 2012 là giảm 47,55% so với năm 2011, năm 2013 tăng 17,38% so với năm 2012. Năm 2011, 100 đồng doanh thu tạo ra 8,89 đồng lợi nhuận sau thuế. Do mức biến động của giá vốn hàng bán đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty trong năm 2012. Có thể nhận thấy rằng ty công ty đang có được mức doanh thu tăng qua từng năm, nhưng khả năng quản lý giá vốn hàng bán chưa được tốt nên làm giảm khả năng sinh lời của công ty. Vì vậy, công ty cần phải có những chính sách quản lý chi phí tốt hơn đặc biệt là các chi phí kinh doanh, chi phí quản lý doanh nghiệp để từ đó làm giảm giá vốn hàng bán.

-Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn CSH sẽ tạo ra cho công ty 4,56 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2011, sang năm 2012 tỷ số này giảm mạnh đến âm 28,47 đồng tức là giảm 33,03 đồng so với năm 2011, đến năm 2013 tỷ số này tiếp tục âm 21,23 đồng. Theo cách t nh ROE được đề cập ở cơ sở lý luận, ta thấy ROE phụ thuộc vào ROS mà ROS giảm dần qua các năm nên ROE cũng giảm dần qua các năm. Ngoài ra, ROE là thước đo hiệu quả nhất để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, có nghĩa là Công ty đang gặp khó khăn khi không tạo ra khả năng sinh lời tại năm 2012 và 2013. So sánh với chỉ tiêu ngành thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty là âm 21,23% là quá kém so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 0,51%.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Vinapro (Trang 39)