Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần XD TM và DL Phương Bắc (Trang 69)

- Hệ số thanh toán tức thời:

3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ

Hiện tại Công ty đang áp dụng mô hình xác định lượng ngân quỹ cần thiết dựa vào kinh nghiệm do đó còn nhiều hạn chế trong việc quản lý ngân quỹ của Công ty. Để cho ngân quỹ được sử dụng hiệu quả hơn. Ban tài chính nên lập kế hoạch thu chi để xác định nhu cầu chỉ tiêu và nguồn thu tiền tương ứng. Kế hoạch thu chi nên chi tiết cho từng tháng, quý và năm; kế hoạch thu chi càng chi tiết thì lượng tiền mặt được xác định có độ chính xác càng cao và nên có sự tham gia của các bộ phận, phòng ban liên quan để có độ khách quan cao. Mục đích của việc lập kế hoạch thu chi là nhằm cân đối khả năng chi trả,

Trang 70

giảm các chi phí liên quan và làm tăng tính luân chuyển của tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đưa ra quy định quản lý ngân quỹ thống nhất cho toàn bộ công ty, có kế hoạch điều chuyển ngân quỹ kịp thời giữa các xí nghiệp nếu có sự dư thừa hay thiếu hụt ngân quỹ tại nơi nào đó. Nên xây dựng một hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến trong toàn công ty để nắm bắt thông tin về ngân quỹ kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản lý ngân quỹ hiệu quả hơn.

Công ty nên có kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đầu tư ngân quỹ chung nhằm tập trung hoá và chuyên môn hoá hoạt động đầu tư ngân quỹ.

Hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra nhiều nơi nên việc xác định lượng tiền mặt tối ưu là rất khó khăn vì ở mỗi nơi có đặc thu riêng. Công ty cổ phần Xây dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc với lượng tồn quỹ lớn và giao động phức tạp nên có thể áp dung mô hình quản lý tiền mặt Baumol để xác định lượng tiền cần thiết đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của công ty.

Năm 2014 nhu cầu chi tiền của Công ty với mức lạm phát là 6,4% Lượng tiền phát sinh năm 2013 x Tỷ lệ lạm phát = 306.000.000 x 6,4%

= 19.584.000 (đồng)

Với lãi suất chứng khoán dự kiến năm 2014 là 12% và giả sử chi phí mỗi lần giao dịch là 150.000 đồng, ta tính được lượng dự trữ tối ưu theo mô hình Baumol là:

C* = √2𝑥𝑇𝑥𝐹

𝐾 = √2𝑥 19.584.000𝑥 150.00012% = 6.997.142 (đồng)

Thực tế trong năm 2013 Công ty dự trữ tiền mặt là 306.000.000 đồng như vậy Công ty sẽ dư thừa một lượng tiền mặt là 306.000.000 – 6.997.142 = 293.002.858 đồng

Với mức dư thừa tiền mặt như vậy trong năm 2013 thì Công ty nên gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất 7,4% /năm. Vậy lợi ích mà Công ty có được là:

293.002.858 x 7,4% = 21.682.211 (đồng)

Công ty nên sử dụng mô hình Baumol để tính toán mức dự trữ tiền mặt vào năm tới tránh tình trạng thừa mức dự trữ tiền dẫn đến mất cơ hội đầu tư đồng thời tránh trường hợp thiếu mức dự dữ khiến Công ty không đủ khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần XD TM và DL Phương Bắc (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)