Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần XD TM và DL Phương Bắc (Trang 35)

2.1.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong những năm trở lại đây thực trạng kinh doanh của công ty phát triển tương đối tốt do Công ty không ngừng tìm kiếm đối tác kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm. Qua những số liệu có được từ bảng Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm vừa qua, có thể cho ta thấy rõ được điều này.

Công ty có những biến đổi lớn về doanh thu, nhưng lợi nhuận sau thuế lại không có những bước nhảy vọt qua các năm. Để hiểu thêm về vấn đề này ta đi vào phân tích các chỉ tiêu cụ thể:

Trang 36

Bảng 2.1. Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013

Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%)

1. Tổng doanh thu 15.268.193.355 26.100.066.555 15.702.321.457 10.831.873.200 70,94 (10.397.745.098) (39,84)

2. Các khoản giảm trừ 4.688.182 0 0 (4.688.182) (100) 0 -

3. Doanh thu thuần 15.263.505.173 26.100.066.555 15.702.321.457 10.836.561.382 71 (10.397.745.098) (39,84)

4. Giá vốn hàng bán 11.520.409.614 23.619.243.048 13.231.688.490 12.098.833.434 105,02 (10.387.554.558) (43,98) 5. Lợi nhuận gộp 3.743.095.559 2.480.823.507 2.470.632.967 (1.262.272.052) (33,72) (10.190.540) (0,41) 6. Doanh thu HĐTC 10.417.271 6.192.745 2.674.844 (4.224.526) (40,55) (3.517.901) (56,81) 7. Chi phí tài chính 491.299.767 365.403.254 0 (125.896.513) (25,63) (365.403.254) (100) 8. Chi phí QLDN 2.373.883.517 1.981.198.490 2.448.067.399 (392.685.027) (16,54) 466.868.909 23,56 9. LN thuần từ HĐKD 888.329.546 140.414.508 25.240.412 (747.915.038) (84,19) (115.174.096) (82,02) 10. Thu nhập khác 22.505.359 33.635.400 0 11.130.041 49,46 (33.635.400) (100) 11. Chi phí khác 9.134.290 106.856.850 7.975.474 97.722.560 1069,84 (98.881.376) (92,54) 12. Lợi nhuận khác 13.371.069 (73.221.450) (7.975.474) (86.592.519) (647,61) 65.245.976 (89,11) 13.Tổng LNTT 901.700.615 67.193.058 17.264.938 (834.507.557) (92,55) (49.928.120) (74,31) 14.Thuế TNDN 237.406.898 53.316.656 4.316.235 (184.090.242) (77,54) (49.000.421) (91,90) 15. LNST 664.293.717 13.876.402 12.948.703 (650.417.315) (97,91) (927.699) (6,69)

Phân tích doanh thu

Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu thuần năm 2012 tăng hơn 10,8 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 71%. Trong đó phát sinh khoản giảm trừ doanh thu 4.688.182 đồng trong năm 2011 là do giảm giá bán nguyên vật liệu cho Công ty TNHH Hồng Lợi, một khách hàng quen, có quan hệ mua bán lâu năm và mua một số lượng lớn nguyên vật liệu của công ty. Điều này chứng tỏ trong hai năm này công ty vẫn giữ vững được uy tín, những công trình, nhà ở như công trình cải tạo nhà nghỉ Triều Khúc, nhà ở 5 tầng cho công ty cơ khí Đông Anh…. vẫn đảm bảo được chất lượng, yêu cầu đạt ra nên không phải sửa chữa nhiều. Ngoài ra năm 2012 doanh thu tăng còn do doanh thu xây dựng tăng hơn 9 tỷ đồng so với năm 2011, thu từ dịch vụ tư vấn thiết kế tăng hơn 1 tỷ đồng ngoài ra còn thu từ các khoản khác gần 800 triệu (Số liệu lấy từ thuyết minh tài chính năm 2011). Năm 2013, doanh thu giảm hơn 10 tỷ đồng tương đương với 39,84 % so với năm 2012, nguyên nhân chính là do thị trường bất động sản tại Việt Nam đóng băng làm cho doanh thu từ việc xây dựng của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Như vậy ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang gặp khá nhiều khó khăn. Doanh thu giảm là do Công ty đã không có thêm được các hợp đồng mới trong việc xây lắp, bên cạnh đó những vật liệu mà Công ty sản xuất cũng bị giảm số lượng bán.. Ngoài ra doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm đều trong 3 năm, từ 10.417.271 đồng năm 2011, giảm xuống chỉ còn 2.674.844 đồng trong năm 2013, đây là số tiền lãi mà Công ty cho các doanh nghiệp khác vay cũng như nhận được từ ngân hàng. Lý giải cho sự tụt giảm này là do Công ty đã chủ động rút tiền về để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên số tiền lãi nhận được ngày càng ít.

Phân tích chi phí

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 71% nghĩa là tăng hơn 10 tỷ

đồng điều này cho thấy lợi nhuận của Công ty năm 2011 thu từ hoạt động sản xuất chính có xu hướng giảm. Nguyên nhân là vào năm 2012 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh làm tăng giá vốn hàng bán của doanh nghiệp (giá thép: 16 triệu đồng/tấn tăng 2 triệu; gạch xây dựng 2.000 đồng/viên tăng 255,93% và nhựa đường 18.000 đồng/kg tăng 237,61%). Năm 2013 giá vốn hàng bán đã giảm xuống 13.231.688.490 đồng tương đương giảm 105,02% so với năm 2012, nguyên nhân là do năm 2013 công ty nhận được ít dự án nên không đầu tư nhiều vào nguyên vật liệu cũng như các hoạt động bất động sản …Như đã nói ở trên, Công ty có tình hình kinh doanh trong những năm gần đây kém hơn so với các năm trước, Công ty nhận được ít hợp đồng xây lắp, bán vật liệu... Vì vậy giá vốn hàng bán cũng ít hơn.

Chi phí tài chính: Năm 2012 giảm 125.896.513 đồng, tương ứng giảm 25,63% so

với năm 2011. Chi phí tài chính của Công ty hoàn toàn là chi phí lãi vay. Như vậy trong năm 2012 Công ty đi vay từ bên ngoài ít hơn năm 2011 nên chi phí về lãi vay giảm. Đến

Trang 38

năm 2013, chi phí tài chính của công ty bằng 0, hoạt động kinh doanh của công ty dựa hoàn tài vào vốn tự có. Mức tự chủ về tài chính của Công ty đang tốt dần lên, giảm sự phụ thuộc tài chính từ các nguồn bên ngoài.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 giảm 392.685.027 đồng, tương ứng giảm

16,54% so với năm 2011. Tuy nhiên sang đến năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 466.868.909 đồng, tương ứng tăng 23,56% so với năm 2012. Sở dĩ có sự sụt giảm ở năm 2012 là do tình hình Công ty có nhiều biến động và trong năm 2012 công ty làm ăn gặp khá nhiều khó khăn, thế nên Công ty đã cắt giảm nhân sự ở bộ phận quản lý, chỉ giữ lại những người thực sự làm được việc. Điều này sẽ khiến cho nhân viên Công ty nỗ lực hơn trong công việc, họ sẽ muốn chứng tỏ mình để không bị sa thải. Đến năm 2013, Công ty đầu tư thêm trang thiết bị mới phục vụ cho công việc quản lý nên chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên.

Yếu tố chi phí thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ chi phí lớn hơn tốc độ doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng nguồn lực không hiệu quả. Để có cái nhìn khách quan hơn về chi phí, ta có bảng sau:

Bảng 2.2. Bảng chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần 75,5 90,5 84,27 Tỷ lệ chi phí tài chính trên doanh thu thuần 3,22 1,4 0 Tỷ lệ chi phí quản lý DN trên doanh thu thuần 15,6 7,59 15,59  Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng

doanh thu thuần thu được, Công ty đã phải bỏ ra trung bình 83,41 đồng chi phí giá vốn hàng bán trong các năm 2011 - 2013. Mức tỷ lệ còn cao, nhìn chung công tác quản lý giá vốn của Công ty chưa được thực hiện tốt, nhất là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giá cả ngày càng tăng cao, trong khi phải hoàn thành bàn giao công trình mới nhận được tiền công. Việc để giá vốn tăng cao như vậy như sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.

 Tỷ lệ chi phí tài chính trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng doanh thu thuần thu được, Công ty đã phải bỏ ra trung bình 1,54 đồng chi phí tài chính trong các năm từ 2011 - 2013. Tỷ lệ này khá nhỏ thể hiện việc kiểm soát tốt chi phí tài chính của Công ty. Đặc biệt năm 2013, hoạt động kinh doanh của Công ty dựa hoàn toàn vào vốn tự có, không phụ thuộc vào bên ngoài.

 Tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu thuần: chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần, Công ty đã phải chi ra trung bình 12,91 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp trong các năm 2011 - 2013. Tỷ lệ này có thể chấp nhận được đối với tình hình hiện tại khi Công ty đã cơ cấu lại phòng ban cũng như các chính sách cho hiệu quả hơn, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy quản lý.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần XD TM và DL Phương Bắc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)