a. Phân tích lợi nhuận
2.2.2. Thực trạng quản lý tài sản ngắn hạn của Công ty
2.2.2.1 Quản lý và sử dụng tiền
Tiền là tài sản có tính thành khoản cao trong trong vốn lưu động, nằm trong khâu lưu trữ và một phần dự trữ thanh toán trong những nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền sẽ giảm bớt những chi phí phát sinh so việc giữ nó. Tuy nhiên giữ lượng tiền lớn trong doanh nghiệp dẫn đến việc ứ đọng vốn và tăng lên của chi phí cơ hội. Chính vì vậy việc quản trị tiền mặt một cách hợp lýđể tiền không ở tình trạng nhàn rỗi nhưng đồng thời khi phát sinh ra những chi phí bất ngờ thì doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được.
Trong xu thế thời đại, các doanh nghiệp không chỉ dùng tiền mặt mà còn sử dụng tiền gửi ngân hàng. Các hình thức thanh toán qua ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến hơn, không những thế hình thức tiền còn đảm bảo được tính an toàn, nhanh chóng, thuận tiện. Tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp mặc dù không có tính sinh lời cao vì gửi lãi suất không kì hạn nhưng doanh nghiệp cũng hạn chế phần nào được những chi phí bảo quản tiền trong két. Trong những năm gần đây Công ty cổ phần Xây dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi hình thức thanh toán tiền. Hầu hết các hoạt động của công ty như thanh toán tiền lương, tiền điện, tiền nước, tiền thuê văn phòng…đều được sử dùng hình thức thanh toán qua ngân hàng. Đây là một bước tiến đúng đắn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền.
Bảng 2.6. Cơ cấu tiền của Công ty
Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013 - 2012 Chênh lệch 2012 - 2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tiền mặt 306 2.170 391 (1.864) (85,90) 1779 455 TGNH 4.000 4.000 100 0 0 3900 3900 Tổng tiền 4.306 6.170 491 (1.864) (30,21) 5.679 1.157
Trang 50
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng tiền của Công ty
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2011,2012,2013 của công ty)
Tiền mặt:
Năm 2012 lượng tiền mặt của công ty là 2170 triệu đồng tăng 1779 triệu đồng tương ứng tăng 455% so với năm 2011. Do cuối năm 2011, Công ty nhận được khoản tiền khách hàng ứng trước cho các công trình thi công trong năm 2012, nên tiền mặt chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn bằng tiền của Công ty là 79,6%. Sang đến năm 2012, do nhận thấy được chi phí giữ tiền mặt cao, đồng thời Công ty chuyển sang áp dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng, nên trong năm 2012, Công ty chỉ giữ một khoản tiền mặt đủ để chi trả cho những chi phí phát sinh tức thời trong năm nên tiền mặt chỉ chiếm 35,2% trong tổng nguồn vốn bằng tiền.
Năm 2013 lượng tiền mặt của Công ty là 306 triệu đồng giảm 1.864 triệu đồng tương ứng giảm 85,90% so với năm 2012. Do trong năm 2013, Công ty không đấu thầu được nhiều công trình lớn, nên những chi phí phát sinh trong năm giảm làm cho lượng dự trữ tiền mặt trong năm cũng giảm xuống, và cũng chỉ còn chiếm 7,1% tổng nguồn vốn bằng tiền của Công ty trong năm 2013. Hiện nay Công ty chưa áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ cụ thể nào, chính sách quản lý ngân quỹ của Công ty trong những năm vừa qua chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế.
Do Công ty dự trữ lượng tiền mặt ít nên giảm được những chi phí giữ tiền mặt, không bị ứ đọng vốn, gây thất thoát, lãng phí. Tuy nhiên việc dự trữ lượng tiền mặt ít sẽ làm cho khả năng thanh toán những phát sinh bất ngờ của Công ty gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý vốn bằng tiền của Công ty rất phức tạp, phải theo dõi thường xuyên từ đó duy trì một lượng tiền phù hợp và đặc biệt là có một cơ cấu vốn bằng tiền hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán cho Công ty, như vậy mới đảm bảo an toàn đồng thời đảm bảo khả năng sinh lợi cho Công ty.
Tiền gửi ngân hàng:
7.1 92.9 92.9 Năm 2013 Tiền mặt TGNH 35.2 64.8 Năm 2012 Tiền mặt TGNH 79.6 20.4 Năm 2011 Tiền mặt TGNH
Năm 2012 lượng tiền gửi ngân hàng của Công ty là 4000 triệu đồng tăng mạnh 3900 triệu đồng tương ứng tăng 3900% so với năm 2011. Năm 2013 mức tiền gửi ngân hàng không có gì thay đổi so với năm 2012. Mức dự trữ tiền gửi ngân hàng trong năm 2011 của Công ty là thấp nhất trong 3 năm, cụ thể năm 2011 là 20,4%; sang năm 2012 như đã đề cấp ở trên, do Công ty thay đổi chính sách thanh toán qua ngân hàng nên tỷ trọng tiền gửi ngân hàng tăng lên 64,8%, năm 2013 là 92,9% tổng lượng tiền. Có thể thấy việc áp dụng công nghệ trong thanh toán giúp cho Công ty thuận tiện trong việc thanh toán tiền cho khách hàng. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau để thuận tiện thanh toán cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Điều này chứng tỏ Công ty bắt kịp xu thế và công nghệ hiện đại ngày nay. Hình thức thanh toán này không những đảm bảo an toàn, chính xác, tránh những sai sót không cần thiết trong việc hạch toán của bộ phận kế toán cho Công ty, vì dựa trên những sổ phụ ngân hàng cung cấp sau mỗi lần có phát sinh trong tài khoản, sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí quản lý cho Công ty, giúp Công ty có một khoản tiền lãi từ tài khoản không kỳ hạn định kỳ hàng tháng, thanh toán tiền lương cho công nhân viên trong Công ty. Hình thức thanh toán này của Công ty còn góp phần giúp cho xã hội giảm được một khoản chi phí không nhỏ so với thanh toán bằng tiền mặt.
2.2.2.2 Quản lý các khoản phải thu
Đối với công việc sản xuất kinh doanh của Công ty, việc chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn giữa các công ty là điều không thể tránh khỏi, luôn phát sinh trong các quan hệ thanh toán. Điều làm cho các nhà quản trị lo ngại chính là các khoản vay nợ khó đòi, các khoản vay nợ không có khả năng thu hồi, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn lưu động, các công ty cũng phải quản lý tốt các khoản phải thu, mà đặc biệt với Công ty cổ phần Xây dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc thì đó là những khoản phải thu khách hàng.
Ngày nay, tín dụng thương mại là một hình thức cho phép trả chậm phổ biến mà người bán dành cho người mua. Việc cho phép trả chậm như vậy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giữ chân được khách hàng, gây thiện cảm để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn, việc làm ăn thanh toán cũng thuận lợi hơn. Khi Công ty thực hiện bán chịu cho khách hàng thì nảy sinh một khoảng cách thời gian giữa thời điểm giao hàng và thời điểm thanh toán cho sản phẩm. Trong khi quá trình sản xuất và lưu thông lại là hai quá trình diễn ra liên tục, vì vậy, các khoản phải thu phát sinh thường xuyên. Nếu các khoản phải thu ở mức độ hợp lý, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, tích lũy thêm vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, có cơ hội tăng doanh thu lợi nhuận và đảm bảo an toàn về mặt ổn định tài chính. Ngược lại các khoản phải thu nếu phát sinh quá lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính và nguồn vốn kinh doanh của
Trang 52
công ty đến hạn thanh toán những khoản phải trả, nhất là khi khách hàng mất khả năng thanh toán sẽ làm công ty tăng chi phí sử dụng vốn cho những đồng vốn huy động thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh hằng ngày của mình.
Bảng 2.7. Cơ cấu khoản phải thu của Công ty
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013- 2012 Chênh lệch 2012- 2011 Tuyệt
đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối (%) Tương
PTKH 3.621 3.091 10.801 529.93 17,14 (7.710) (71,38)
Phải thu khác 0 0 60 0 0 (60) (100)
Các khoản phải
thu ngắn hạn 3.621 3.091 10.861 529.93 17,14 (7.770) (71,54)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2011,2012, 2013 của Công ty)
Phải thu khách hàng: năm 2012 giảm 3.091 triệu đồng tương ứng giảm 71,38% so
với năm 2011, chiếm tỷ trọng 100% trong khoản phải thu ngắn hạn. Trong năm 2011, mức phải thu khách hàng của Công ty chiếm đến 28,29% cơ cấu trong tài sản ngắn hạn do Công ty thực hiện rất nhiều công trình lớn của nhà nước nên đến cuối công trình, khi quyết toán thì nhà nước chưa duyệt hoặc có thể duyệt vào cuối năm nên báo cáo chuyển sang năm sau. Ngoài ra còn do việc khi hoàn thành xong công trình cho khách hàng, thì khách hàng lại có những vấn đề về tài chính nên xin trả chậm. Điều này chứng tỏ trong năm 2011 Công ty đã thực hiện không tốt việc thu nợ từ khách hàng, khiến nợ xấu của khách hàng tăng cao. Đến năm 2013 tăng 529.93 triệu đồng tương ứng tăng 17,14% so với năm 2012, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng 100% trong khoản phải thu ngắn hạn. Do các dự án làm cho nhà nước đã được giải ngân, nhưng trong năm 2013 thì vẫn có những khách hàng mới nợ nên tuy khoản phải thu khách hàng vẫn tăng. Điều này cho thấy từ năm 2012, Công ty đang từng bước điều chỉnh lại chính sách thu hồi nợ từ phía khách hàng, tuy nhiên mức giảm này vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 2.8. Những khách hàng có tuổi nợ cao trong năm 2013
Tên khách hàng Số tiền Tuổi nợ
Ban điều hành Dự án giao thông Vĩnh Phúc 848.659.000 10 tháng Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ 100.000.000 9 tháng Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình 1.060.230.000 11 tháng Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 108.721.000 11 tháng
Ban Quản lý Dự án 1 170.714.000 10 tháng
Công ty Cổ phần Thuỷ điện Trường Thịnh 1.000.000.000 11 tháng
Tổng cộng 3.288.324.000
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế toán)
Dựa vào bảng 2.8, ta có thể thấy rằng nhiều Công ty có tuổi nợ cao trải dài từ 9 tháng đến 11 tháng, khoản mục nợ khó đòi là 3.288.324.000 đồng chiếm 90,81% tổng khoản phải thu khách hàng trong năm 2013. Do đó, Công ty chưa quản lý tốt các khoản phải thu, khiến khoản mục này tồn đọng số vốn lớn.
Các khoản phải thu khác: chỉ phát sinh trong năm 2011 với số tiền là 60.000.000
đồng, đây là số tiền Công ty tạm ứng trước cho nhân viên để đi khảo sát khu vực thi công. Nhưng các năm 2012 và 2013 thì không phát sinh các khoản phải thu khác, cho thấy doanh nghiệp đã quản lý tốt các khoản phải thu khác, sử dụng tiền đúng mục đích và tiền không bị thất thoát.
2.2.2.3 Quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Để hướng tới mục đích đảm bảo nhu cầu hoạt động xây dựng của Công ty được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, Công ty đều có kế hoạch dự trữ một lượng hàng tồn kho nhất định. Việc lưu trữ một lượng hàng tồn kho này sẽ làm phát sinh các khoản phí đi kèm, nguồn vốn tồn kho càng lớn thì chi phí cơ hội của đồng vốn càng cao, vốn bị lãng phí không thể sử dụng cho mục đích khác.
Hàng tồn kho của Công ty bao gồm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, do là Công ty chuyên thi công xây dựng công trình, nên nhiều dự án còn chưa được hoàn thành trong năm, do đó dẫn đến chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tăng.
Trang 54
Bảng 2.9. Hàng tồn kho của Công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu VNĐ
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2011,2012, 2013 của công ty)
Năm 2012, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 4.942 triệu đồng tương ứng giảm 18,28% so với năm 2011. Sau năm 2010 đầy biến động của thị trường, đến năm 2011, Công ty đã thực hiện được nhiều dự án hơn, tuy nhiên những dự án này không thể kết thúc trong vòng một năm, nên làm cho khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng. Năm 2012, Công ty hoàn tất được dự án “Nâng cấp quốc lộ 279 đoạn Đồng Mỏ, Tân Sơn, Lạng Sơn” và “dự án nâng cấp quốc lộ 31 đoạn Chũ, Sơn Động” nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đã giảm xuống. Đến năm 2013, mặc dù những dự án xây dựng trong năm 2012 một phần đã được hoàn thành, nhưng số còn lại vẫn bị tồn đọng sang năm 2013 như các dự án “thi công gói thầu số 5 Xây dứng tuyến Km 358 – Km 363 quốc lộ 4 Hà Giang”, cùng với đó là trong năm 2013 Công ty cũng nhận thêm được những dự án mới làm cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong năm 2013 tiếp tục tăng mạnh so với năm 2012. Năm 2013, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 7.275 triệu tương ứng tăng 39,92% so với năm 2012.
Có thể thấy rằng do đặc thù của ngành xây dựng, nên khối lượng vật liệu, khối lượng nhân công đều được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong khi đó, giá trị nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư theo từng phần, từng giai đoạn công trình. Do vậy, mà khối lượng làm ra chưa được nghiệm thu thì đều được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.