Váng dầu mỡ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 82)

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ dải ven huyện Tiền Hải Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ và định h ướ ng

Thoi gian lay mau

3.4.12. Váng dầu mỡ

Hoạt động đánh bắt cá của ngư dân dùng tàu thuyền chạy bằng dầu đã làm cho váng dầu mỡ xuất hiện trong nước biển. Bên cạnh đó thì sự cố tràn dầu, hoạt động của cảng biển cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm dầu trên biển...

Tại khu vực nghiên cứu, tuy chưa có sự cố tràn dầu nghiêm trọng trên biển nhưng vấn đề ô nhiễm dầu đã là một trong những mối đe doạ gây nguy hại lớn cho khu vực này.

Hàm lượng dầu có trong nước biển khu vực nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như theo mùa, theo thời gian và địa điểm từng nơi trong khu vực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 Vang dau mo ( mg/l) 0,04 0,048 0,091 0,103 0,121 0,085 0,096 0,132 0,2 0,28 0,013 0,02 0,065 0,083 0,09 0 0 0 0 0 T2 T3 T4 T5 T6 M1 M2 M3 QCVN 10: 2008 BTNMT

Hình 3.11 : Biểu đồ hàm lượng váng dầu mỡ trong nước biển ven bờ Tiền Hải

Theo quy chuẩn QCVN 10/2008 BTNMT cột 1 dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản bảo tồn thủy sinh thì phải không hàm lượng váng dầu mỡ trong nước biển ven bờ. Tuy nhiên, nhìn trên biểu đồ ta thấy ở các địa điểm lấy mẫu thì nước biển đã xuất hiện váng dầu mỡ, hàm lượng váng dầu mỡ có xu hướng tăng dần từ tháng 2 đến tháng 6. Tháng 2 là tháng 1/2014 âm lịch, là tháng sau tết, ngư dân vẫn chưa thực sự bắt tay vào mùa đánh bắt cá, từ tháng 4 trởđi đến tháng 6 ngư dân mới đi bắt cá nhiều hơn. Biển Nam Thịnh vẫn là nơi xuất hiện nhiều váng dầu mỡ nhất (hàm lượng váng dầu mỡ dao động 0,085- 0,28 mg/l), sau đó là biển Cồn Vành (hàm lượng váng dầu mỡ dao động 0,04- 0,121 mg/l) và biển Đồng Châu (hàm lượng váng dầu mỡ dao động 0,013- 0,09 mg/l).

Vị trí lấy mẫu tại biển Nam Thịnh- M2 là nơi có nhiều tàu thuyền đánh bắt cá qua lại nhất và cũng là nơi xuất hiện nhiều váng dầu mỡ nhất vì gần cảng Cái Lân. Cảng Cửa Lân là nơi neo đậu tàu thuyền đánh cá đi về và đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán cá, chủ yếu giữa các chủ thuyền đánh cá với các thương lái. Hoạt động giao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 thông tại đây lại rất thuận tiện do gần khu dân cư, đường xá được xây dựng đẹp hơn nữa

đây lại là cảng ở trung tâm hơn so với biển Đồng Châu và Cồn Vành.

Tại biển Cồn Vành- M1, các tàu thuyền đánh bắt cá gần bờ thường neo đậu tại cửa sông Ba Lạt, tuy nhiên đây chỉ là chỗ neo đậu tự phát, không có quy hoạch, khó neo đậu do không có cảng, hơn nữa cửa Ba Lạt lại xa đường đi, ngư dân hay thương lái đều phải đi bằng đường bãi biển rất khó đi và khó vận chuyển cá nên lượng tàu thuyền neo đậu tại đây cũng ít mà tập trung chủ yếu ở cảng Cái Lân. Điều đó lý giải tại sao váng dầu mỡở Cồn Vành lại ít hơn ở biển Nam Thịnh. Biển Đồng Châu -M3 là nơi có ít tàu thuyền đánh bắt cá neo đậu nhất do không có cảng neo đậu, vì thế hàm lượng váng dầu mỡ cũng ít theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)