Ảnh hưởng của chất lượng nước biển ven bờ đến nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi ngao nói riêng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 31)

chung và nuôi ngao nói riêng

Sự phát triển và sinh tồn của bất kỳ một sinh vật nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống của chúng. Các loài sinh vật thủy sinh tồn tại và phát triển trong môi trường nước vì vậy chất lượng nước là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự có mặt của các sinh vật này cũng nhưảnh hưởng đến đời sống của chúng.

1.4.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong sinh hóa, nó ảnh hưởng đến quá trình, tốc độ phản ứng sinh hóa của động vật, sinh vật dưới nước có 1 phạm vi to nước tối ưu nhất định, bên ngoài phạm vi này sinh vật không thể tồn tại và phát triển bình thường. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các qúa trình hóa học và sinh học. Nhìn chung tốc độ phản

ứng hóa học tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10 o C. Có nghĩa là thủy sinh vật sẽ tiêu thụ

oxy gấp đối ở 30 o C so với 20 oC, và phản ứng hóa học sẽ tăng gấp đôi ở 30 o C so với 20 oC (Claude E.Boyd, 1998).

Giống như hầu hết động vật thủy sinh tôm cá, các loại động vật nhuyễn thể

khác, ngao là động vật máu lạnh, tức là nhiệt độ cơ thể của chúng xấp xỉ nhiệt độ môi trường xung quanh và do nhiệt độ môi trường luôn thay đổi nên nhiệt độ cơ thể chúng cũng thay đổi theo. Tốc độ các quá trình sinh hóa trong cơ thể của chúng cũng phụ

thuộc vào nhiệt độ, thông thường tăng khoảng hai lần khi nhiệt độ tăng 10 o C trong một giới hạn nào đó. Ví dụ, mức độ tiêu thụ oxy tăng dần, đạt mức cực đại ở khoảng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 30 o C sau đó giảm dần , sau đó giảm khá nhanh nếu nhiệt độ tiếp tục tăng tới trên 40

oC và tới một nhiệt độ nào đó chúng sẽ chết.(Lê Văn cát và cộng sự , 2006)

Mọi hoạt động sống của nó như: trao đổi chất, sử dụng thức ăn, hô hấp, đào hang... đều chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ. Bên cạnh đó, oxy rất cần thiết cho trao

đổi chất hiếu khí, ở nhiệt độ cao để cung cấp đủ oxy cho ngao trở thành một thách thức không nhỏ. Vì vậy, nhiệt độ rất quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển của con ngao (Nguyễn Đức Bình và cộng sự , 2011).

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe động vật thủy sinh về phương diện bệnh truyền nhiễm. Khả năng kháng bệnh tốt nhất tại vùng nhiệt độ phát triển tối

ưu của chính loài đó. Ở vùng nhiệt độ cao hay thấp khả năng kháng bệnh giảm. Sự

thay đổi nhiệt độđột ngột cũng tác động xấu đến khả năng kháng bệnh ngay cảở trong vùng nhiệt độ tối ưu.

Nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp theo phương thức khác: trong điều kiện thiếu oxy hòa tan các động vật thủy sinh bị giảm khả năng kháng bệnh, khi nhiệt

độ cao thì thường là nồng độ oxy trong nước thấp.

Nhiệt độ của nước luôn tác động đến động thái của hầu hết tất cả các thông số đặc trưng về chất lượng nước: đến tốc độ và trạng thái cân bằng của phản ứng hóa học, đến khả năng hòa tan và bốc hơi của các loại khí. Nhiệt độ cũng tác động lên các quá trình sinh hóa của động, thực vật thủy sinh và chúng tác động lại vào môi trường nước (Lê Văn Cát và cộng sự, 2006).

Theo QCVN 10: 2008/BTNMT thì giới hạn nhiệt độ cho nuôi trồng thủy sản chung là 30 oC.

1.4.2. Độ mặn

Độ mặn của nước biển chịu ảnh hưởng của thủy triều, thủy triều cao độ mặn cao, lượng mưa, dòng chảy. Độ mặn là yếu tố rất quan trọng trong thời kỳ phát triển của trứng và ấu trùng của ngao (Nguyễn Đức Bình và cộng sự , 2011).

Độ mặn (độ muối) thích hợp cho mỗi loài thủy động vật khác nhau, nằm trong một khoảng tối ưu nào đó. Vượt ra khỏi vùng tối ưu, chúng phải thải muối ra trên cơ

sở tiêu hao một nguồn năng lượng nhất định, dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ thể (Lê Văn Cát và cộng sự, 2006).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Ngao và hầu hết các loài động vật thân mềm sống ở biển cho phép độ

mặn trong máu của chúng thay đổi theo độ mặn của môi trường bên ngoài, nhưng chúng vẫn cần phải giữ cho nồng độ của các ion bên trong tế bào ổn định, để duy trì sự

hoạt động của các enzym. Khi độ mặn của môi trường giảm, độ mặn của máu sẽ thấp hơn của các tế bào sẽ gây ra các tế bào bị sưng tấy và nước sẽ pha loãng các ion trong tế bào, làm gián đoạn hoạt động của các enzym chuyển hóa. Ngược lại, khi độ mặn của môi trường tăng lên, độ mặn của máu sẽ lớn hơn của các tế bào, các tế bào sẽ co lại, các ion trong tế bào trở nên đậm đặc hơn và chức năng enzyme sẽ bị phá vỡ.

Độ mặn là yếu tố rất quan trọng trong thời kỳ phát triển trứng và ấu trùng của ngao.

Phạm vi độ mặn tối ưu cho ngao M. Campechiensis trưởng thành từ 24 - 35‰ và 20 - 30‰ đối với ngao M. Mercenaria. Độ mặn tối ưu cho ngao sinh trưởng và phát triểntừ 22 - 35‰ (Nguyễn Đức Bình và cộng sự , 2011).

Ở Việt Nam, khoảng độ mặn tối ưu cho ngao phát triển là 15- 25 ‰ ( theo QCVN 01- 80/2011/ BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm- vệ sinh thú y).

1.4.3. DO

Ôxy hòa tan trong nước có nguồn gốc: - Ôxy từ không khí hòa tan vào nước

- Ôxy có được do hoạt động quang hợp của thủy sinh vật

Hàm lượng ôxy hòa tan trong nước càng nhiều chứng tỏ chất lượng nước càng tốt, thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật. Khi nồng độ ôxy hòa tan giảm thấp, làm nước xuất hiện những độc tố NO2-, H2S, Fe2+,... là tác nhân gây bệnh cho thủy sản. Ngưỡng ôxy hòa tan thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nói chung là lớnhơn 5 mg/l (theo QCVN 10:2008/BTNMT).

1.4.4. pH

pH tác động gián tiếp lên đời sống của động vật thủy sinh thông qua các quá trình hóa học: pH cao làm tăng nồng độ amoniac (dạng trung hòa) có độc tính cao, ngược lại làm tăng nồng độ sunfua (S2-) ít gây độc tính đối với thủy động vật. pH liên quan đến nồng độ oxy hòa tan: pH cao lúc có nhiều oxy và ngược lại (Lê Văn Cát và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 cộng sự , 2006).

pH quá cao hay thấp đều ảnh hưởng đến đời sống của các thủy sinh vật. Theo QCVN 10:2008/ BTNMT thì pH thích hợp với nuôi trồng thủy sản là 6,5- 8,5

1.4.5. Kim loại nặng

Các loài 2 mảnh vỏđược nhiều nhà khoa học nghiên cứu, sử dụng để quan trắc ô nhiễm KLN, do chúng có đời sống tĩnh, khả năng tích lũy KLN cao trong các bộ

phận của cơ thể mà không có biểu hiện gây hại cho chúng. Sự tích lũy các KLN ở mô các loài 2 mảnh vỏ có nhiều nguồn gốc khác nhau. Theo một số nhà khoa học sự tích lũy này do nước, bùn đáy và thức ăn bị ô nhiễm KLN.

Sự tích lũy KLN (Pb, As...) trong cơ thể của các loài 2 mảnh vỏ khác nhau là khác nhau. Ví dụ khi nghiên cứu và so sánh khả năng tích lũy KLN As, Pb trong loài Hến (Corbicula .sp) và loài Hàu sông tại cửa sông Cu Đô, thành phốĐà Nẵng thì thấy mặc dù hàm lượng Pb trong bùn đáy của sông Cu Đê chưa có dấu hiệu ô nhiễm nhưng hàm lượng Pb tích lũy trong loài Hến đã vượt 1,5 lầnTCCP, hàm lượng Pb trong Hàu sông vẫn nằm trong giới hạn TCCP. Tuy vậy nhưng vẫn có thể khẳng định rằng sự tích lũy KLN trong các loài 2 mảnh vỏ là rất lớn, trong đó có con ngao (Nguyễn Văn Khánh và cộng sự, 2010).

Như vậy, nếu nước biển ven bờ vùng nuôi ngao bị ô nhiễm KLN thì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng con ngao và nguy hiểm cho người tiêu dùng vì ngao có khả

năng tích luỹ KLN rất lớn. Vì thế khi chọn vùng nuôi ngao thì vấn đề chất lượng nước cũng không thể bỏ qua, hay nói khác đi thì chất lượng nước biển ven bờ có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của con ngao cũng như sự an toàn cho người tiêu dùng sản phẩm ngao.

QCVN 10:2008/ BTNMT quy định rõ về hàm lượng từng kim loại nặng trong nước biển ven bờ phục vụ mục đích NTTS và bảo tồn thủy sinh.

1.4.6. Ô nhiễm dầu

Dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên nổi trên bề mặt. Váng dầu trên bề

mặt nước cản trở sự trao đổi khí giữa khí quyển với nước. Tuỳ theo mức độ ô nhiễm mà môi trường nước bị phá huỷ ở mức độ khác nhau, làm suy yếu quá trình quang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 hợp (tới 60%) và hô hấp (10% ÷ 40%), làm giảm khả năng hoạt động sống của sinh vật khi môi trường nước bị ô nhiễm dầu ở mức độ nhẹ còn nếu ô nhiễm ở mức độ nặng hơn có thể làm ngừng hoạt động của quá trình hô hấp và quang hợp làm chết sinh vật và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thức ăn của sinh vật sống.

Ô nhiễm dầu do rất nhiều nguyên nhân nhưng có tác động xấu đến các hệ sinh thái và môi trường. Dầu tác động trực tiếp đến thế giới sinh vật trong nước khi chúng bám vào cơ thể sinh vật, ngăn cản qúa trình hô hấp, trao đổi chất và sự di chuyển của sinh vật trong môi trường nước, ảnh hưởng gián tiếp của dầu loang đến sinh vật thông qua quá trình ngăn cản trao đổi oxy giữa nước với khí quyển tạo điều kiện tích tụ các khí độc hại như H2S và CH4 làm tăng pH. Dầu làm chết các động vật phù du là thức ăn cho các loài thủy sản tôm, ngao...Như vậy, ô nhiễm dầu làm ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng và đánh bắt trong đó có nuôi ngao, làm cho tôm, cá, ngao chết. Các loài thủy sản chết sẽ lại càng làm ô nhiễm chất hữu cơ

tại khu vực bị ô nhiễm dầu (Đỗ Công Thung và cộng sự, 2008).

Ngao sống trong môi trường nước bị ô nhiễm dầu thì sự hoạt động trao đổi chất như hô hấp của ngao bịảnh hưởng, nếu dầu mỡ trong nước quá nhiều làm ngao không hô hấp được và chết.

Theo QCVN 10: 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ thì vùng nuôi ngao đảm bảo phải không có sự xuất hiện của váng dầu mỡ.

1.4.7. Nhu cầu oxy hóa học COD

COD (Chemical Oxygen Demand) là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng ôxy cần để ôxy hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước.Toàn bộ lượng ôxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ ôxy hòa tan trong nước (DO). Do vậy, nhu cầu ôxy hóa học và ôxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, không có lợi cho đời sống thủy sinh vật và hệ sinh thái thủy sinh. Bên cạnh BOD thì COD thường được sử

dụng đểđánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của nguồn nước.

Sự ô nhiễm hữu cơ xảy ra càng mạnh thì BOD và COD càng cao làm giảm lượng oxy hòa tan cần thiết cho các hoạt động sống của sinh vật nước nói chung và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 ngao nói riêng. Ngao ở vùng ô nhiễm hữu cơ sẽ không có chất lượng tốt và không đảm bảo để sử dụng. Nếu nước biển bị ô nhiễm nặng ngao có thể sẽ bị chết. Tại những khu vực bị ô nhiễm hữu cơ thường kéo theo sự xuất hiện của các vi khuẩn gây bệnh như E coli, coliform...

Theo QCVN 10: 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ thì nước biển dùng để nuôi ngao phải có COD < 3mg/l.

1.4.8. Coliforms

"Coliforms" bao gồm những vi khuẩn hình gậy, gram âm có khả năng phát triển nên môi trường có muối mật hoặc các chất hoạt tính bề mặt khác có tính chất ức chế

tương tự, có khả năng lên men đường lactose kèm theo sinh hơi, axit và aldehyde trong vòng 24-48 giờ. Loại vi khuẩn này không sinh bào tử, có phản ứng oxidase âm tính và thể

hiện hoạt tính của B-galactosidase. Theo thường lệ, coliforms được xếp thuộc vào nhóm gồm Escherichia, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter. T...(Bùi Trọng Chiến, 2008). Coliform là tiêu chuẩn đặc trưng cho nguồn nước có bị nhiễm bẩn bởi các vi khuẩn gây bệnh, virus, ký sinh trùng và các sinh vật gây bệnh khác. Vì vậy, nếu môi trường nước biển nuôi ngao bị ô nhiễm coliform thì ngao thịt bị nhiễm khuẩn coliform gây các bệnh vềđường ruột nguy hiểm cho người sử dụng thực phẩm ngao.

Chỉ tiêu coliform cho phép trong nước biển ven bờ phục vụ mục đích nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi ngao nói riêng là < 1000 MPN/ 100ml.

Như vậy, việc quan trắc các chỉ số trên trong nước biển ven bờ huyện Tiền Hải là rất quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống tốt cho con ngao. Tuy nhiên việc quan trắc này không được thực hiện thường xuyên và có quan trắc chất lượng nước biển thì cũng quan trắc nước biển ven bờ nhưng không tại các khu vực nuôi ngao nên việc đảm bảo chất lượng nước biển nuôi ngao là điều rất khó. Vì thế, tôi quyết định lựa chọn các chỉ tiêu này để phân tích nhằm làm rõ chất lượng nước biển tại đây phục vụ mục đích nuôi ngao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)