- Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ dải ven huyện Tiền Hải Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ và định h ướ ng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã h ộ i c ủ a huy ệ n Ti ề n H ả
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí tự nhiên
Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ 20o17’đến 20o28' độ vĩ Bắc; từ 106o27'đến 106o35' kinh Đông.
Phía Đông Bắc giáp huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Trà Lý; Phía Tây Nam giáp huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, ranh giới là sông Hồng; Phía Tây giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình;
Phía Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 23km, từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt.
Tiền Hải có diện tích tự nhiên 225,8km2; dân số 212.561 người, phần lớn là người Kinh.
Tiền Hải có 1 thị trấn là thị trấn Tiền Hải và 34 xã.
Thị trấn Tiền Hải cách Thị xã Thái Bình 21 km theo quốc lộ số 39B; cách Thủ đô Hà Nội 130 km; cách thành phố cảng Hải Phòng 70 km; cách xã Nam Phú ở ven biển xa nhất là 15 km.
Ngoài quốc lộ 39B và các tỉnh lộ, với ba mặt tiếp giáp sông - biển, Tiền Hải có giao thông đường biển thuận lợi có thể thi đến các cảng trong nước, các cảng của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực (Nam Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc...); có đường sông thông thương với các tỉnh nằm dọc sông Hồng, sông Thái Bình; có điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa và là tiềm năng to lớn để phát triển ngành vận tải sông - biển. Vị trí địa lý đã tạo cho Tiền Hải có một vị thế địa - văn hóa, địa - chính trị riêng so với các huyện trong tỉnh Thái Bình cũng như với các địa phương khác trong cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
Hình 3.1: Sơđồ huyện Tiền Hải
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Tiền Hải là vùng đồng bằng ven biển được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù sa của 2 con sông là sông Hồng và sông Trà Lý trong một thời gian dài theo nguyên lý
động lực học sông - biển. Quá trình này đã tạo cho địa hình của huyện Tiền Hải có hình lòng chảo, gồm 2 vùng khá rõ rệt là vùng đất trũng phía nội đồng và vùng đất cao ven biển, có cao trình biến thiên phổ biến từ 1,0m đến 1,5m so với mặt nước biển. Vùng trũng nội đồng có cao trình từ 0,5 đến 0,6m; vùng phía trong ven biển các đê biển có cao trình 1,5m đến 1,7m. Phía ngoài đê biển từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt hình thành các cồn ngầm chắn lớn như Cồn Thủ, Cồn Vành... và nhiều bãi sú, vẹt, sậy, cói..
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng lại nằm ở ven biển nên khí hậu Tiền Hải ngoài khí hậu lục địa, còn mang đặc trưng của khí hậu vùng duyên hải được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 hậu khu vực ở sâu trong nội địa.
Nhiệt độ: Nhiệt trung bình trong năm là 23 - 24oC, cao nhất là 39oC, thấp nhất là 4,1o C. Biên độ nhiệt độ ngày và đêm khoảng 8 - 10oC. Nhiệt độ trung bình tối đa là 33,1oC (tháng 7), trung bình tối thấp là 15,9oC (tháng 1).
Bảng 3.1 : Nhiệt độ trung bình các tháng trong các năm của tỉnh Thái Bình
(Đơn vị: oC) BÌNH QUÂN NĂM - AVERAGE 2008 2009 2010 2011 2012 23,0 24,0 24,0 22,6 23,6 Tháng 1 - January 15,0 15,4 17,4 12,4 14,4 Tháng 2 - February 13,3 21,4 19,8 16,8 15,8 Tháng 3 - March 20,0 20,4 20,9 16,4 19,3 Tháng 4 - April 23,8 23,4 22,4 22,6 24,7 Tháng 5 - May 26,4 26,1 27,4 26,0 27,9 Tháng 6 - June 28,0 29,6 30,0 28,8 29,4 Tháng 7 - July 29,2 29,4 30,1 29,3 29,5 Tháng 8 - August 28,3 28,9 27,7 28,4 28,3 Tháng 9 - September 27,1 27,6 27,5 26,7 26,6 Tháng 10 - October 25,9 25,4 24,4 23,6 25,4 Tháng 11 - November 21,2 20,8 21,5 23,0 23,0 Tháng 12 - December 17,7 19,1 19,2 16,8 18,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012 Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500- 2.000mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè ( từ tháng 4- tháng 10) lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả
năm, các tháng 12, tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi; tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
Bảng 3.2: Lượng mưa trong các năm tại Thái Bình (Đơn vị: mm)