Tình hình nuôi ngao ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 25)

Từ năm 2002 - 2003, ngao thương phẩm bắt đầu được nuôi ở Việt Nam, chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Bến Tre...

Ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Thái Bình là tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi ngao lớn nhất (1984 ha, 30.130 tấn), tiếp theo là Nam Định (1.708 ha, 20.015 tấn), Thanh Hóa (960 ha, 7.700 tấn), Quảng Ninh (1271 ha, 5.123 tấn). Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi ngao thấp nhất 200 ha và 2800 tấn (Bùi Đắc Thuyết, 2013).

Loài ngao nuôi chủ yếu là ngao Trắng hay ngao Bến Tre (Meretrix Lyrata). Một số hộ nuôi ngao dầu (Meretrix meretrix), đặc biệt là Quảng Ninh với hầu hết các hộ

thả ngao dầu. Phần lớn các hộ nuôi ngao là nuôi ngao thương phẩm. Hình thức nuôi ngao chủ yếu là nuôi ngao thương phẩm được áp dụng tại Quảng Ninh và Hà Tĩnh. Hình thức chỉ nuôi ngao giống, bán hoặc để chuyển sang nuôi thương phẩm chủ yếu tập trung ở Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa. Đặc biệt hình thức nuôi ngao ở Nam

Định là kết hợp ương nuôi ngao từ con giống (ở dạng kích cỡ khác nhau từ sợi tóc, hạt tấm đến khuy áo) đến ngao thương phẩm.

Các vây nuôi ngao chủ yếu nằm ở vùng trung triều (67,5%) sau đó là vùng cao triều (17,6%), hạ triều (10,6%) và số vây nuôi ở vùng triều biên giới ngập nước ít nhất (4,3%). Ở Thái Bình và Hà Tĩnh có số vây nuôi thuộc vùng cao triều nhiều nhất. Thời gian phơi bãi tại các vây nuôi thuộc vùng cao triều có thể kéo dài 14- 15 tiếng/ ngày. Như vậy, nuôi ngao ở vùng cao triều gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa hè thời gian phơi bãi quá dài, nắng nóng sẽ làm ảnh hưởng đến nuôi ngao (Bùi Đắc Thuyết và Trần Văn Dũng, 2013).

Ngao giống được ươm nuôi và cung cấp cho các vùng nuôi ngao có nhu cầu. Ngao thương phẩm cung cấp 50% cho thị trường trong nước và 50% cho thị trường nước ngoài. Xuất khẩu (XK) ngao được coi là một trong những thế mạnh của thủy sản Việt Nam.

Thị trường chủ yếu là Mỹ, EU, Trung Quốc, Canada, Nhật Bản, ASEAN, Đài Loan… Tuy vậy, XK sang TQ theo đường tiểu ngạch vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ

cấu XK ngao của Việt Nam. Những năm trước đây, Trung Quốc luôn là thị trường chính, chiếm 50% thị phần XK, thế nhưng năm nay, thị trường này gần như ngừng mua ngao của Việt Nam. Bởi vậy, hàng vạn nông dân nuôi ngao ở Thái Bình, Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

Định, Hà Tĩnh... điêu đứng vì sản phẩm rớt giá thê thảm. Phần lớn người nuôi ngao không thu hoạch theo đúng thời vụ để bán như mọi năm, mà để trong đầm mong chờ

giá lên, thế nhưng đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 8 vừa qua.

Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà nghề nuôi ngao mang lại cho nhiều nông dân Bắc và Trung Bộ. Tuy nhiên, những thiệt hại mà nhiều nông dân phải gánh chịu do ngao rớt giá, ế ẩm vừa qua chính là hồi chuông cảnh báo về sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc - một thị trường mang tính bấp bênh cao sẽ không thểđem lại sự phát triển bền vững về lâu dài.

Chúng ta đã quá quen với cảnh nhiều nông dân, DN làm ăn với Trung Quốc rơi cảnh lao đao vì sự mua bán thất thường, giá cả lên cao, xuống thấp, lúc thì thu gom với lượng lớn đến cháy hàng, khi thì đột ngột dừng mua… Đã có quá nhiều bài học đau xót khi buôn bán với Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.

Vì vậy, muốn nghề nuôi ngao tiếp tục trở thành mũi nhọn thì điều quan trọng là các địa phương phải biết xây dựng chiến lược, tìm đầu ra bền vững. Cần hướng tới việc một mặt tăng thị phần XK vào những thị trường tuy khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng nhưng đầu ra có tính ổn định như EU, Mỹ..., đồng tìm hướng phát triển sang những thị trường tiềm năng khác.

Nghề nuôi ngao đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi ngao nhưng đây cũng là nghề gặp nhiều rủi ro. Ngoài những rủi ro khi tiếp cận thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Trung Quốc thì việc ngao chết cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình cảnh điêu đứng người nuôi ngao.

Ở Hải Phòng, tính đến năm 2010, diện tích nuôi Ngao trên vùng ven biển Hải Phòng vào khoảng 234 héc-ta, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện đảo Cát Hải (101 héc-ta), huyện Tiên Lãng (10 héc-ta), quận Dương Kinh (60 héc-ta) và thị xã Đồ Sơn (63 héc-ta). Cho đến năm 2008, không xảy ra các hiện tượng bệnh trên Ngao nuôi tại Hải Phòng. Năm 2009 đã xuất hiện tình trạng Ngao nuôi chết rải rác. Từ năm 2010 trở đi, nhiều bãi nuôi tại Cát Hải, Ngao chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho các hộ nuôi.Từ năm 2009 đến năm 2011, qua quá trình điều tra, nghiên cứu tác nhân gây bệnh, nhóm nghiên cứu đã xác định được các tác nhân gây bệnh do vi sinh vật thường gặp trên Ngao nuôi tại Hải Phòng là ký sinh trùng Perkinsus sp, vi khuẩn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 Vibrio sp và nấm, kỹ thuật quản lý bãi nuôi Ngao chưa tốt, mật độ thả nuôi dày cũng là nguyên nhân gia tăng tác nhân gây bệnh.

Theo nhóm nghiên cứu, tại Hải Phòng, vùng nuôi có tiềm năng để phát triển thành vùng nuôi Ngao an toàn là huyện đảo Cát Hải và huyện Tiên Lãng (Thái Phan, 2014).

Ở Nam Định, bãi nuôi ngao đáy là cát bùn nhiều phù sa của cửa sông Hồng đổ ra quẩn theo dòng chảy và lắng xuống bùn. Bãi nuôi ngao cách đê biển 4- 12 km ngập nước theo lịch thủy triều khoanh vùng cắm mốc. Vây xung quanh bằng lưới cước, lưới ni long cao 0,5- 0,8 m. Kích thước mắt lưới khác nhau, 1 năm dung 3 loại lưới ( lưới sợi hóa học, lưới sợi tùy theo ngao lớn, giữ cho chúng không lọt ra ngoài, phần dưới

đáy lưới vùi sâu xuống đáy 5- 10cm, cứ 3-5 m cắm 1 cọc tre để giữu lưới. Trong bãi căng các dây cắt nhớt cách mặt đáy từ 5- 10 cm, căng dọc trong khu vực nuôi để hạn chế ngao nuôi di chuyển. Con giống được thả đều trong bãi khi nước triều lên xuống con giống vùi mình trong mặt đáy và nước triều. Con giống được mua từ Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa…hay chọn ở các bãi cát bùn tự nhiên của huyện Xuân Thủy (Nguyễn Thế Ánh và cộng sự, 2002).

Ở các vùng nuôi tại huyện Giao Thủy mật độ tảo là 145.000 tế bào/lít nước, ở

Nghĩa Hưng mật độ lên tới trên 150.000 tế bào/lít nước. Trước tình hình trên, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định yêu cầu Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Phòng nông nghiệp hai huyện trên theo dõi chặt, lấy mẫu nước, mẫu nhuyễn thể ngao với tần suất ba ngày lấy một lần, đồng thời tăng gấp đôi

điểm lấy mẫu để giám sát sự biến động của tảo độc. Nam Định cũng khuyến cáo các cơ sở khai thác thủy sản và người nuôi tạm ngừng thu hoạch ngao. Nếu thu hoạch phải nuôi lưu trong vòng từ 8-12 tiếng để ngao nhả nhớt, nhả tảo độc trước khi xuất bán (Mỹ Bình, 2011).

Tại Thừa Thiên Huế, hai năm trở lại đây, việc khai thác ngao giống trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đưa vào ương nuôi đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn với người nuôi trồng thủy hải sản tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc - địa phương đầu tiên của TT-Huế phát triển mô hình nuôi Ngao trên đầm phá. Qua mô hình nuôi ngao, không những giúp người dân đa dạng đối tượng nuôi mà còn góp phần hạn chế ô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tận dụng được những diện tích mặt nước không nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi trồng không có hiệu quả chuyển đổi sang nuôi ngao; nguồn giống có thể khai thác trong tự nhiên, hạn chế được chi phí giống cho người nuôi,cùng với môi trường sống thuận lợi nên có thể nhận thấy muôi ngao ở

vùng đầm phá TT-Huế đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Được biết hiện Huyện Phú Lộc đang có kế hoạch phát triển diện tích nuôi ngao lên 30 ha, tập trung ở xã Lộc Bình và Vinh Hiền - vùng đầm phá gần cửa biển Tư Hiền (Phan Hương và Anh Tú, 2014).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 25)