BÌNH QUÂN NĂ M AVERAGE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 45)

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ dải ven huyện Tiền Hải Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ và định h ướ ng

BÌNH QUÂN NĂ M AVERAGE

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã h ộ i c ủ a huy ệ n Ti ề n H ả

BÌNH QUÂN NĂ M AVERAGE

AVERAGE 2008 2009 2010 2011 2012 125,3 140,4 105,5 147,9 196,3 Tháng 1 - January 105,8 2,6 136,0 8,6 28,9 Tháng 2 - February 15,9 1,1 11,5 10,7 20,5 Tháng 3 - March 15,7 112,0 17,5 88,1 28,2 Tháng 4 - April 12,1 241,2 43,1 18,4 77,6 Tháng 5 - May 90,0 120,3 74,9 151,9 291,3 Tháng 6 - June 241,4 73,1 123,1 261,6 139,5 Tháng 7 - July 128,5 294,6 222,1 225,7 267,8 Tháng 8 - August 170,1 147,8 381,2 175,3 367,0 Tháng 9 - September 436,3 389,3 160,9 717,9 504,6 Tháng 10 - October 74,6 59,2 79,8 61,7 589,8 Tháng 11 - November 193,0 0,9 7,1 34,4 21,8 Tháng 12 - December 20,6 242,2 9,2 20,8 18,1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012

Mùa mưa diễn ra trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm tới 80% lượng mưa cả năm, có ngày cường độ lên trên 350mm/ngày. Mùa mưa thường có lũ. Mực nước lũ diễn ra như sau:

- Mực nước lũ khi có bão lớn: 3,2m. - Mực nước lũ cao nhất hàng năm: 2,55m. - Mực nước lũ trung bình hàng năm: + 0,58m. - Mực nước lũ thấp nhất hàng năm; -0,6m.

(Theo tài liệu liên quan trắc của Trạm thuỷ văn Ba Lạt và Sở Thuỷ lợi Thái Bình ).

Độẩm không khí: Vào cuối mùa Đông khá ẩm ứơt, nồm, mưa phùn, độ ẩm khá cao (86 - 87%), thấp nhất 82%, cao nhất 94%, mùa Hè biển làm dịu nắng, đồng thời

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 cũng tăng độẩm, trung bình từ 82 - 90%.

Bức xạ mặt trời: Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm..

Bảng 3.3: Số giờ nắng trong các năm tại Thái Bình (Đơn vị: giờ)

BÌNH QUÂN NĂM - AVERAGE AVERAGE 2008 2009 2010 2011 2012 112,5 130,8 113,4 109,4 102,9 Tháng 1 - January 65,6 116,1 33,7 7,0 0,5 Tháng 2 - February 28,8 75,2 76,7 44,8 9,8 Tháng 3 - March 66,8 41,2 43,7 19,4 6,6 Tháng 4 - April 83,3 63,9 55,8 78,0 96,8 Tháng 5 - May 185,8 170,1 158,8 167,4 189,3 Tháng 6 - June 109,1 198,4 165,8 186,8 133,8 Tháng 7 - July 168,4 204,4 244,5 208,7 195,6 Tháng 8 - August 152,6 191,5 131,6 182,8 174,6 Tháng 9 - September 126,0 143,1 146,9 133,1 152,5 Tháng 10 - October 117,3 146,5 130,9 83,3 132,4 Tháng 11 - November 129,1 138,6 86,3 122,4 104,4 Tháng 12 - December 117,7 80,2 85,6 79,3 38,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012 Chếđộ gió: Ở Tiền Hải, gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm, tốc độ gió trung bình 2-5m/giây. Mùa Hè hay có bão xuất hiện từ tháng 6

đến tháng 10; nhiều nhất là tháng 8 (32,5%), tháng 9 (25%) và tháng 7 (22,5%). Mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, có năm có tới 6 cơn bão. Cấp gió trung bình từ cấp 8 đến cấp 11 gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, ẩm thấp, ẩm ướt.

3.1.1.4. Đặc điểm sông ngòi, ao, hồ, biển

Là huyện ven biển thuộc châu thổ sông hồng, hệ thống sông ngòi ở Tiền Hải vừa nhiều, vừa chằng chịt; với hai hệ thống sông tự nhiên và sông đào.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

* Hệ thống sông tự nhiên

- Sông Hồng chảy qua phía Nam huyện rồi đổ ra cửa Ba Lạt; là ranh giới giữa huyện Tiền Hải và huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định. Sông Hồng trước đây thường hay thay đổi dòng chảy. Từ khi hình thành hệ thống đê điều, dòng chảy của sông Hồng ổn

định gần như diện mạo hôm nay.

- Sông Trà Lý (còn có tên là sông Côn), là chi lưu của sông Hồng, chảy qua phía Bắc huyện rồi đổ ra biển ở cửa Trà Lý; là ranh giới giữa hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy.

- Sông Lân nằm ở phía Nam huyện, phân lưu tại Dương Liễu thuộc huyện Kiến Xương, chảy qua Cồn Tiền theo hướng Tây - Đông. Ngày xưa, sông Lân từng là dòng chảy chính, rất rộng của sông Hồng, nhân dân thường nói " Đại hải Lân môn, tiểu giang Ba Lạt", là một nhánh của sông Hồng đổ ra biển. Song, do kết quả của sự vận

động địa lý, sụt lún gây ra sự chuyển hướng của dòng chảy, Ba Lạt trở thành cửa sông chính, còn cửa sông Lân thì nhỏ dần. Chấn động địa lý này xảy ra vào khoảng năm đầu thời Lê Chiêu Thống (1787). Sự kiện này được nhân dân nhiều làng trong huyện ghi trong gia phả của dòng họ, gọi là " Ba Lạt phá hội". Hiện nay, sông Lân chảy qua khu vực trung tâm huyện, phân chia huyện thành hai phần Bắc và Nam. Sông Lân ăn thông ra biển qua cửa Lân tại địa giới xã Nam Cường - Đông Lâm, qua hai cống Lân đó là cống Lân 1 và cống Lân 2. Sông Lân trở thành con sông trong đê. Từ ngày đắp đê, xây dựng cống Lân, nó trở thành con sông nội đồng. Con sông này tưới tiêu nước cho huyện Kiến Xương và Tiền Hải. Cống Lân (cống lân 1 và cống Lân 2) vừa nối sông Lân với cửa Lân đổ ra biển vửa làm nhiệm vụ ngăn nước mặn và tiêu nước mỗi khi ngập úng nội đồng, đồng thời điều tiết tưới tiêu cho khu vực nam Thái Bình.

Hệ thống sông tự nhiên là nguồn cung cấp nước chính cho Tiền Hải. Theo ước tính, mỗi năm Tiền Hải sử dụng khoảng 200 triệu m3 nước từ sông Hồng và sông Trà Lý, trong đó có 150 triệu m3 dùng cho sản xuất nông nghiệp. Sông Trà Lý và sông Hồng có lượng phù sa lớn, độ đục bình quân 850 g/m3 vào mùa mưa. Mỗi năm, đồng

đất Tiền Hải nhận khoảng 60.000 tấn phù sa từ nguồn hai con sông này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 - Sông Long Hầu: Là sông đào lớn nhất, có độ rộng từ 8m đến 12m, sâu 3 đến 4m. chảy từ phía Bắc xuống phía Nam huyện, bắt nguồn từ sông Trà Lý, tại xóm Lợi Thành, xã Đông Quý, chảy qua địa phận xã Đông Trung đến thôn Mỹ Đức. Tại đây sông Long Hầu chia làm 3 ngả: Một ngả vòng về hướng Tây Bắc chảy về xã Tây Ninh, một ngả chảy theo hướng Tây Nam vòng qua làng Đại Hữu rồi phân thành hai ngả, một ngả vòng lên phía Bắc thôn Trung Sơn, một ngả chảy cắt qua thôn Trung Sơn và Ái Quốc. Hai ngả sông này đều chảy ngoằn ngoèo trong địa phận xã Tây Lương phía Tây Bắc huyện, hợp với sông Sứ chảy từ Kiến Xương xuống, qua các xã Tây An, Tây Lương, qua cống Dục Dương mà hòa với sông Trà Lý.

Ngả thứ hai của sông Long Hầu được phân chia ở làng Mỹ Đức chảy theo hướng Đông Nam qua các xã Đông Phong, Đông Cơ, Đông Lâm hoà với sông Lân.

Ngả thứ ba của sông Long Hầu chảy dọc theo hướng Tây Nam qua phía Đông các xã Tây Sơn, Tây Giang, nối với hệ thống sông Kiến Giang từ phía Tây Nam huyện mà hoà vào sông Lân.

- Sông Cá (còn gọi là sông Ngư Dũng), bắt nguồn từ sông Trà Lý chảy theo hướng Bắc-Nam qua các xã Đông Trà, Đông Xuyên, Đông Hoàng, Đông Cơ, Đông Lâm, gặp sông Lân ở địa phận cống Lân. Sông có nhiều chi lưu nhỏ chảy về phía

Đông huyện.

- Sông Vàng, bắt nguồn từ sông Trà Lý ở địa phận xóm An Long chạy theo hướng Bắc - Nam, có nhiều nhánh phân nước ra các khu vực Đông và Tây. Sông ngắn, giáp đê biển, ít khi sử dụng lấy nước qua cống dưới đê.

- Sông Kiến Giang đươc đào từ thời Pháp thuộc, bắt đầu từ làng Hội Khê (nay là Vũ Hội, huyện Vũ Thư) đến Thanh Nê chia làm hai nhánh. Một nhánh chảy vào sông Cố Giang qua địa phận Dương Liễu đổ vào sông Lân. Nhánh kia chảy vào sông Long Hầu, hoà nhập vào hệ thống sông này nhờ các cống Hoàng Môn, Đông Cao, ở đập Long Hầu tại địa phận giữa xã Tây Giang và Phương Công. Ngoài tác dụng là

đường giao thông thuỷ, sông Kiến Giang còn là nguồn nước chủ yếu để tưới và tiêu nước ở huyện Kiến Xương, Tiền Hải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các con sông đào, người ta đã đào tiếp những con mương máng, mỗi con có chiều rộng khoảng 3m, sâu khoảng 2m, thuyền nhỏ có thểđi lại được.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Sông Long Hầu được chọn làm trục sông chính dẫn nước ngọt cho các cánh

đồng của Khu Tây và Khu Đông của huyện.

Ở phía Nam của huyện, sông Lân được lấy làm trục chính để từđó đào các con sông và hệ thống kênh mương dẫn nước ngọt vào đồng ruộng của các xã thuộc Khu Nam.

Đặc điểm chung của sông ngòi Tiền Hải là hầu hết các con sông có hướng chảy là tây bắc xuống đông nam, có nguồn nước dồi dào, tải lượng phù sa lớn thuận lợi về

nguồn nước tưới tiêu, thau chua rửa mặn cho các cánh đồng trong huyện, đồng thời với lượng phù sa đổ ra biển hàng năm khoảng 140 triệu mét khối ở các cửa sông tạo ra vùng bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của huyện (tính trung bình, cứ 30 - 40 năm huyện lại có thêm một khoảng diện tích đủ

thành lập một xã mới ). Tuy nhiên, các sông đổ ra biển đều có độ dốc nhỏ, tiêu thoát nước chậm, do đó về mùa mưa lũ mực nước các sông lớn gây úng và xói lở cục bộ vào

đất canh tác ngoài đê. Hàng năm, huyện Tiền Hải đều phải đầu tư nhiều sức người, sức của cho việc xây đắp, tu bổđê điều.

* Ao hồ

Tiếp thu kinh nghiệm quật thổ bồi cơ của cư dân đồng bằng sông Hồng, ngay từ khi khai hoang lập làng xóm, người dân Tiền Hải đã chọn những cồn cát cổ, cao ráo làm nơi cư trú. Họđã đào ao lấy đất tôn nền và trình tường nhà, trữ nước ngọt, làm nơi tắm giặt, thả cá, thả bèo nuôi lợn, nuôi gà, vịt... Song " những ao trong các gia đình ở Tiền Hải thường nhỏ, nguồn nước bị tù hãm nên màu nước xám đen, đôi nơi nổi váng vàng. Nước ăn chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa, nước giếng. Trước đây, vài gia đình chung nhau một giếng hoặc một vài xóm chung nhau một giếng đất có nguồn mạch tốt".

* Biển

Tiền Hải có 23km bờ biển, từ cửa Ba Lạt (sông Hồng) đến cửa Trà Lý (sông Trà Lý).

Thuỷ triều

Biển Tiền Hải thuộc vùng hoạt động của chế độ nhật triều khá đều đặn: Một lần triều lên và xuống trong một ngày đêm; hoạt động mạnh vào các tháng 1-6-7 -12 với mức nước cao nhất là 3,8m, thấp nhất là 0,6m. Trong các tháng này, nước mặn vào sâu trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 nội địa 8km trên sông Trà Lý, 10 km trên sông Hồng, với nồng độ muối nên tới 1%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong quá trình chinh phục, khai phá, cải tạo vùng đất này.

Lịch thuỷ triều được tính theo lịch trăng (âm lịch). Chu kỳ con nước tính như sau:

Bảng 3.3 : Lịch thủy triều biển huyện Tiền Hải

Tháng (âm lịch) Ngày (âm lịch)

Tháng giêng + Tháng bảy 5 19

Tháng hai + Tháng tám 3 17 29

Tháng ba + Tháng chín 13 27

Tháng tư + Tháng mười 11 25

Tháng năm + Tháng mười một 9 23 Tháng sáu + Tháng mười hai 7 21

15 ngày là một chu kỳ con nước. Ngày thứ nhất gọi là ngày sinh con nước, sau 13 con nước (tức sau 13 ngày) có một con nước ngén. Đến ngày 15, lại tiếp tục vào chu kỳ mới (ngày sinh con nước). Mỗi tháng có ngày sinh con nước khác nhau. Tháng giêng và tháng bảy âm lịch có ngày sinh con nước là ngày mùng 5 (ngày sinh con nước- ngày một con nước). Sau 13 ngày hay ngày thứ 14 của chu kỳ con nước tính từ

ngày sinh con nước là ngày 18/1 và 18/7 âm lịch là ngày con nước nghén. Vào ngày này mực nước biển rất thấp hay còn gọi là nước ròng. Ngày kế tiếp ngày nước nghén 18/1 và 18/7 âm lịch là ngày 19/1 và 19/7 âm lịch là ngày sinh con nước của chu kỳ

tiếp theo. Tương tự với các tháng khác.

Bờ biển và thềm lục địa

Bờ biển Tiền Hải thoai thoải. Do lượng phù sa của hai con sông sông Hồng và sông Trà Lý hàng năm đổ ra biển khoảng 55 triệu tấn/ năm, nhờ thế hàng năm đất

được bồi tụ, tiến ra biển từ 50 - 100m. Cách đất liền 3 - 5km từ cửa Ba Lạt đến cửa Trà Lý có hệ thống cồn cát tạo thành một vòng cung phía ngoài che chắn toàn bộ bãi bồi phía trong sát chân đê biển, tạo thành khoảng 45 ngàn ha đất ngập nước ngoài đê rất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng biển Tiền Hải là vùng tiếp giáp sông - biển, hai cửa sông (sông Hồng và sông Trà Lý) không chỉđổ phù sa mà còn cung cấp một số nguồn thức ăn phong phú, vô tận cho các loài sinh vật biển, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài tôm, cá sinh trưởng và cư trú. Do sự giàu có nguồn sinh dưỡng , ởđây lại ít bị cạnh tranh sinh tồn và ít kẻ thù nên vùng cửa sông - biển này còn là bãi đẻ, nơi sinh trưởng của nhiều loại

động vật biển. Một số loài sinh vật biển coi vùng cửa sông - biển này là nơi tiếp diễn của một số giai đoạn mới trong chu kỳ sống của chúng như các loài giáp xác (tôm), cá (cá đối, cá măng sữa).

Về địa hình bờ biển huyện Tiền Hải,độ cao địa hình tại đây khá thoải. Tính từ

chân đê ra phía ngoài biển thì độ cao địa hình bãi triều giảm dần đến -2m so với mực nước biển. Khu vực thấp nhất có độ cao -30m so với mực nước biển. Ngao được nuôi tại đây chỉ nuôi ra đến vùng biển ven bờ có độ cao thấp nhất là từ -3 đến -4 m so với mực nước biển. Chi tiết về độ cao địa hình bãi triều được biểu diễn bằng bản đồ địa hình sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Hình 3.2: Bản đồđịa hình bãi triều khu vực nuôi ngao ven biển ở Tiền Hải

Theo đặc điểm tự nhiên, vùng biển Tiền Hải được phân ra làm ba khu vực: - Khu vực phía Nam (cửa sông Hồng) có diện tích nổi khi triều cạn là 12.500 ha. Từ lạch sông Lân đến dòng chảy sông Hồng, phía Đông có dải cồn cát chạy dài 15km vòng cung theo hướng Bắc - Nam. Dải cồn này có độ cao từ 2 - 3,2m so với mặt nước biển, có chiều rộng từ 300 - 700m, là một bức tường thành che chắn tự nhiên cho vùng đất 10 nghìn hecta đang được bồi đắp, trong đó có gần 3 nghìn hecta đầm đã và

đang cải tạo để nuôi trồng, khai thác thuỷ sản. Phía Đông cồn tiếp giáp với biển Đông là bãi cát phẳng mịn, độ dốc thoai thoải, nước trong xanh thích hợp cho du lịch, nghỉ

mát tắm biển.

- Khu vực phía Bắc (cửa Trà Lý) bãi biển khá bằng phẳng, có diện tích khi triều cạn gần 3.000 hecta đất phù sa màu mỡ. Nguồn lợi thuỷ sản tuy chủng loại không nhiều song có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm he, cá bớp...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 - Khu vực trung tâm có chiều dài 7 km ngoài cống Lân, là bờ biển lở và nông, cát lẫn phù sa. Khu vực phía trong có 2.000 hecta đất thịt thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ, hải sản với công nghệ tiên tiến. Lạch sông Lân là đưồng ra biển chính cho ngư

dân đi khai thác ngoài khơi và là chỗ neo đậu tàu thuyền khá thuận lợi.

Ngoài biển khơi Tiền Hải là ngư trường rộng lớn và thuần khiết, khi tàu thuyền giăng lưới không bị mắc phải những dãy núi đá ngầm và đảo san hô. Khu vực này nằm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 45)