Phương pháp lấy mẫu và khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 38)

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ dải ven huyện Tiền Hải Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ và định h ướ ng

2.3.3.Phương pháp lấy mẫu và khảo sát thực tế

* Vị trí lấy mẫu: Mẫu được lấy tại khu vực bãi triều ven biển thuộc các xã Nam Phú, Nam Thịnh, Đông Minh. Đây là 3 xã nuôi ngao điển hình tại Tiền Hải và ngao tại đây cũng nhiều lần bị chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi ngao. Vì thế việc lấy mẫu nước biển ven bờ tại các khu vực này là cần thiết.

Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ Tần suất Số mẫu Thời gian M1 Biển Cồn Vành thuộc Khu du lịch sinh thái Cồn Vành (xã Nam Phú) 20o 17'14''B 106o36'36''Đ 1 lần/tháng 5 2/2014- 6/2014 M2 Biển Nam Thịnh gần cửa Lân

(thuộc thôn Quang Thịnh, xã Nam Thịnh)

20o21'47''B

106o34'42''Đ 1 lần/tháng 5

2/2014- 6/2014 M3 Biển Đồng Châu (thuộc thôn

Đồng Châu, xã Đông Minh)

20o24'3''B 106o35'8''Đ 1 lần/tháng 5 2/2014- 6/2014 * Phương pháp lấy mẫu Sử dụng thuyền nhỏ của ngư dân để lấy mẫu.

Lấy mẫu theo tháng từ tháng 2/2014- 6/2014 vào ngày 10 con nước .

Cách lấy mẫu: nhúng bình lấy mẫu xuống nước (dùng tay), mở nút cho nước vào đấy bình rồi đậy lại (tráng bình nhiều lần bằng nước sẽ lẫy mẫu trước khi lấy hẳn,). Mẫu được lấy theo quy chuẩn TCVN 5992:1995.

Dụng cụ chứa mẫu là can nhựa mới loại 2l.

Mẫu sau khi lấy được vận chuyển lên phòng phân tích và được bảo quản ở nhiệt

độ 4 o C trong tủ lạnh.

* Các thông số quan trắc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 Các thông số còn lại DO, COD, NH4+, coliform, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng sắt (Fe), kẽm (Zn), asen (As), váng dầu mỡ... được xác định bằng bằng cách thu mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm.

Khi tiến hành quan trắc tại hiện trường có lập hồ sơ mẫu như: Địa điểm lấy mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, phương thức lấy mẫu và bảo quản, các ghi chú nhận xét về nguồn lấy mẫu, điều kiện thời tiết...).

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu, phương pháp đo đạc và phân tích STT Chỉ tiêu

phân tích

Đơn vị tính Phương pháp thử nghiệm

1 T0C 0C Đo bằng máy đo precisa pH 900 2 pH - Đo bằng máy precisa pH 900 3 Độ mặn %o Đo bằng máy đo Cond 330i-wtw

3 DO mg/l PP Winker Theo TCVN 5499- 1995 (Sử dụng dung dịch kiềm chứa iodua và muối mangan II vào mẫu nước thu được kết tủa, kết tủa này lập tức bị oxy hòa tan trong nước oxy hóa thành hợp chất mangan có mức oxy hóa cao hơn, màu nâu. Trong môi trường axit hợp chất này có khả năng oxy hóa iodua để tạo ra iot. Dùng dung dịch tiêu chuẩn natri thiosunfat để chuẩn độ lượng iot sinh ra, từ đó tính hàm lượng oxy hòa tan trong mẫu nước)

4 COD mg O2/l Phương pháp oxy hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491- 1999

5 TSS mg/l Phương pháp phân tích theo TCVN 6625: 2000 (lọc qua cái lọc sợi thủy tinh)

8 NH4+ mg/l Phương pháp trắc quang Nessler theo TCVN 4563- 1988 hay TCVN 6179- 1: 1996

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

STT Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị tính Phương pháp thử nghiệm

tích Fe: Giới hạn đo ở bước sóng 1: 0.11-6ppm. Lập thang chuẩn Fe: 0.5-1.5-3ppm: Hút 2.5ml dung dịch tiêu chuẩn 1000mg/l định mức 50ml bằng HCl2% được nồng độ 50mg/l. Hút lần lượt 0.5-1.5-3ml dung dịch nồng độ 50mg/l định mức 50ml được các dung dịch chuẩn có nồng độ 0.5- 1.5-3ppm.

10 Zn mg/l Phương pháp SMEWW 3111- Zn B: 2012. Phân tích Zn: Giới hạn đo ở bước sóng 1: 0.018-1ppm.

Lập thang chuẩn Zn: 0.3-0.6-0.9ppm: Hút 2.5ml dung dịch tiêu chuẩn 1000mg/l định mức 50ml bằng HCl2% được nồng độ 50mg/l. Hút lần lượt 0.3-0.6-0.9ml dung dịch nồng độ 50mg/l định mức 50ml được các dung dịch chuẩn có nồng độ

0.3-0.6-0.9ppm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 As mg/l Phương pháp SMEWW 3111-As B:2012: Vô cơ

hóa mẫu chuyển toàn bộ As trong nước về dạng As (V), khử As (V) về As(III) và phân tích tổng lượng As trong mẫu nhờ kỹ thuật hyđrua hóa tạo khí Asin (AsH3).

12 Váng dầu mỡ

mg/l Phân tích theo TCVN 7875:2008

13 Coliform MPN/100ml Xác định theo TCVN 6187-1-1996( nuôi cấy màng lọc 24 giờ ở nhiệt độ 35o C để xác định coliform)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 38)