QCVN 01 80/2011/BNNPTNT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 65)

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ dải ven huyện Tiền Hải Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ và định h ướ ng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã h ộ i c ủ a huy ệ n Ti ề n H ả

QCVN 01 80/2011/BNNPTNT

80/2011/BNNPTNT Dùng cho mục đích

nuôi bãi triều Mẫu 1 (nước biển Cồn Vành- xã Nam Phú) Mẫu 2 (nước biển xã Nam Thịnh) Mẫu 3 (nước biển Đồng Châu- xã Đông Minh) 02/ 2014 29,00 11,00 25,53 15- 25 ‰ 03/ 2014 29,40 12,00 19,00 04/ 2014 28,30 11,80 20,00 05/ 2014 16,00 5,03 12,00 06/ 2014 25,90 8,90 21,07 Trung Bình 25,72 9,746 19,52

Tại biển Cồn Vành (M1), nước biển có độ mặn tương đối cao. Giá trị độ mặn của nước biển tháng 2,3,4 và tháng 6 cao hơn ngưỡng độ mặn thích hợp cho nuôi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 ngao, tuy nhiên cao hơn không đáng kể. Giá trịđộ mặn của nước biển các tháng 5 nằm trong ngưỡng độ mặn thích hợp, do ngày lấy mẫu có mưa nên đã làm giảm độ mặn nước biển làm độ mặn nước biển tại đây phù hợp cho con ngao.

Tại vị trí lấy mẫu thuộc bãi triều Nam Thịnh gần cửa Lân (M2), độ mặn của nước biển tất cả các tháng đều nhỏ hơn 15 ‰- ngưỡng dưới của độ mặn thích hợp đối với ngao nên độ mặn của nước biển ởđây cũng không đạt yêu cầu tốt cho việc nuôi ngao. Tại biển Đồng Châu (M3), độ mặn của nước biển ở tất cả các tháng 3,4,5 và tháng 6 đều nằm trong ngưỡng độ mặn thích hợp với việc nuôi ngao bãi triều, duy nhất vào tháng 2 là tháng mùa khô hạn nên độ mặn cũng khá cao nhưng lớn hơn ngưỡng trên của độ mặn thích hợp không đáng kể. Như vậy, nếu xét về chỉ tiêu độ mặn thì nước biển Đồng Châu là thích hợp nhất để nuôi ngao.

Từ bảng trên ta thấy, nước biển ven bờ dải ven biển huyện Tiền Hải có độ mặn không đồng đều ở các vị trí lấy mẫu. Mẫu 1 có giá trịđộ mặn lớn nhất, Mẫu 2 có giá trịđộ

mặn nhỏ nhất. Như vậy nước biển Cồn Vành (độ mặn trung bình 25,72 ‰) có độ mặn lớn nhất sau đó là nước biển Đồng Châu (độ mặn trung bình 9,746 ‰) và cuối cùng là nước biển tại bãi triều xã Nam Thịnh gần Cửa Lân (độ mặn trung bình 19,52 ‰) .

Tại vị trí lấy mẫu 1 biển Cồn Vành, mặc dù nước biển tại đây chịu ảnh hưởng ít nhiều của nước sông Hồng từđất liền đổ ra biển qua cửa Ba Lạt, tuy nhiên do vị trí lấy mẫu 1 cách xa cửa Ba Lạt (khoảng 7km ) nên nước biển tại đây vẫn có độ mặn cao. Tại vị trí lấy mẫu 2 biển Nam Thịnh gần Cửa Lân, nước biển có độ muối rất thấp dao

động từ 5,03- 12 ‰, thấp hơn ngưỡng độ mặn thích hợp cho ngao phát triển. Nguyên nhân là vị trí lấy mẫu 2 gần Cửa sông Lân (cách khoảng 1 km) nên nước biển tại đây

đã bị pha loãng nhiều bởi nước sông Lân từ đất liền đổ ra biển. Còn về nước biển

Đồng Châu, mặc dù phía Nam của khu nuôi ngao Đồng Châu giáp với cửa sông Lân nhưng vị trí lấy mẫu 3 lại rất xa nên không bị ảnh hưởng nhiều của nước sông Lân. Bên cạnh đó, mặc dù khu vực lấy mẫu 3 gần cống Muối- một cống tiêu nước của xã

Đông Minh nhưng cỗng này là một cống nhỏ, ít khi mở để tránh xâm nhập mặn vào sông trong đất liền nên nước biển ởđây cũng không bị ngọt hóa.

Nhìn tổng thể thì ở cả 3 vị trí lấy mẫu, nước biển tháng mùa mưa 4,5,6 có độ mặn thấp hơn độ mặn nước biển ở các tháng mùa khô tháng 2,3. Điều này rất dễ hiểu vì mùa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 mưa lượng mưa lớn hơn mùa khô, chính nước mưa đã pha loãng nước biển làm giảm độ

mặn của nước biển. Đặc biệt vào tháng 5/2014, ngày lấy mẫu là ngày 18/5/2014 là ngày có mưa rào làm độ mặn của nước biển ở cả 3 vị trí lấy mẫu giảm đột ngột.

Như vậy, độ mặn của nước biển phụ thuộc rất nhiều vào vị trí lấy mẫu và thời tiết. Những vị trí lấy mẫu nước biển gần cửa sông có độ mặn thấp hơn các vị trí lấy mẫu xa cửa sông. Bên cạnh đó, mẫu lấy vào ngày mưa thì nước biển có độ mặn thấp hơn mẫu lấy vào ngày nắng, không mưa. Ngoài ra, độ mặn của nước biển tại các bãi triều còn phụ thuộc rất nhiều vào thủy triều, việc đo độ mặn của nước biển mỗi tháng 1 lần không thể phản ánh hết được các giá trị thực của độ mặn nước biển nhưng trong

điều kiện có hạn tôi chỉ có thể tiến hành đo độ mặn mỗi tháng 1 lần.

3.4.4. DO

Nồng độ oxy hòa tan của nước biển thường cao hơn rất nhiều so với sông bởi các con sóng xô vào bờ góp phần hòa tan thêm oxy vào nước biển, nhiều trường hợp có thể nước biển đã bị ô nhiễm hữu cơ nhưng nhờ có sóng mà oxy luôn được bổ sung thường xuyên vào nước biển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)