Tình hình nuôi ngao ở Thái Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 29)

Thái Bình là tỉnh đồng bằng sông Hồng có 5 cửa sông lớn đổ ra biển, tạo ra một vùng bãi triều rộng khoảng 25.000 ha rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi ngao. Ngao Thái Bình được nuôi ở hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Những năm gần đây, diện tích nuôi ngao ở Thái Bình liên tục tăng nhanh. Năm 2005, diện tích nuôi ngao ở Thái Bình mới chỉ khoảng 850 ha, thì đến 2012, con số này

đã tăng lên là 2.200 ha (theo số liệu của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Thái Bình).

Nghề nuôi ngao trong những năm qua đã thu hút hàng nghìn lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động theo thời vụ như thu hoạch, vận chuyển, cung cấp con giống, góp phần tích cực cho việc xoá đói, giảm nghèo, làm giầu ở huyện Tiền Hải, Thái Thụy. Đóng góp vào sự phát triển nghề nuôi ngao ở địa phương có sự tham gia của nhiều người từ Hải Phòng, Nam Định và các địa phương khác đến đây thuê đất để làm

đầm nuôi ngao khiến giá thuê đất ở 2 huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ tăng vọt.

Cũng do phát triển nuôi ngao chủ yếu là tự phát, thiếu quy hoạch, công tác quản lý bất cập, nhân tạo giống chậm, thị trường tiêu thụ phụ thuộc vào doanh nghiệp tỉnh ngoài... nên đã gây ra nhiều rủi ro cho người nuôi ngao trong tỉnh. Nhưở huyện Tiền Hải, thời gian qua có khoảng 400ha nuôi ngao chết, khiến người nuôi ngao thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Ngoài những nguyên nhân do tự nhiên, nguyên nhân dẫn đến ngao chết hàng loạt là do người dân không nắm vững kỹ thuật nuôi, nhiều hộ nuôi với mật

độ nuôi quá dày, có hộ lên đến 2.200 con /1 m2 trong khi khuyến cáo mật độđể ngao phát triển tốt nhất chỉ nên 700 - 800 con/1 m2 (Lê Sơn, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 tốn thức ăn, thị trường dễ tiêu thụ, lợi nhuận cao; năm 2010, bình quân 1 ha ngao thương phẩm cho thu nhập 314,74 triệu đồng, ngao giống doanh thu từ 800 - 850 triệu

đồng/ha. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nuôi ngao thời gian qua đã nảy sinh nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, như không được quy hoạch tổng thể; phương thức, thời gian cho thuê và mức thu tiền sử dụng đất mặt nước chưa có sự thống nhất. Nhất là cơ sở hạ tầng sản xuất giống thuỷ sản nước lợ chủ yếu do người dân tự bỏ tiền đầu tư xây dựng, chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước nên số lượng còn ít, năm 2009 - 2010 ngao giống mới đáp ứng được 5 - 8% nhu cầu. Ngoài ra, nhiều hộ nuôi ngao chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nuôi ngao nên khi gặp thời tiết bất lợi đã dẫn đến ngao chết hàng loạt, gây tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trường.

Mặc dù sản lượng ngao hàng năm tương đối lớn, nhưng trong tỉnh chưa có cơ

sở chế biến, khi xuất khẩu sang các nước EU đều phụ thuộc vào các doanh nghiệp ở

các tỉnh phía Nam, hoặc xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, Hồng Kông. Theo kết quả

khảo sát của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh có 12 xã có diện tích bãi triều thuận lợi cho phát triển nuôi ngao, như Nam Thịnh 1.574 ha, Nam Hưng 137 ha, Nam Phú 113 ha,

Đông Minh 332 ha, Đông Hoàng 140 ha, Đông Long 160 ha (Tiền Hải); Thái Thuỵ có xã Thuỵ Hải 1.130 ha, Thuỵ Xuân 1.100 ha, Thuỵ Trường 1.109 ha.(theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Hải và Thái Thụy); tổng diện tích của hai huyện là gần 7 nghìn ha.

Để khai thác hiệu quả diện tích nuôi ngao trên theo hướng bền vững, UBND tỉnh đã có chủ trương quy hoạch tổng thể, trên cơ sở phải phù hợp với quy hoạch rừng ngập mặn phòng hộ ven biển và quy hoạch phát triển du lịch biển đã được phê duyệt. Khi quy hoạch chi tiết các vùng nuôi ngao phải theo lô, thửa, có lối đi lại hợp lý, có diện tích khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên và diện tích phát triển giống. Phương án cho thuê đối với diện tích mới quy hoạch thực hiện theo hình thức đấu giá, ưu tiên hộ

dân địa phương có vốn, nhân lực và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư nuôi ngao. Hạn mức cho thuê không quá 10 ha đối với doanh nghiệp, HTX, không quá 2 ha với các hộ gia đình; thời hạn thuê là 5 năm.

Cùng với việc quy hoạch và các phương án cho thuê bãi triều, các ngành chức năng sẽ tăng cường tập huấn cho hộ dân nắm vững kỹ thuật, hiểu biết vềđiều kiện tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 nhiên, các yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến quá trình nuôi để các hộ dân xây dựng lịch thời vụ, mật độ nuôi, cỡ giống sao cho phù hợp... Mỗi vây nuôi trung bình từ

1 – 1,5 ha sẽ thuận tiện cho quản lý và chăm sóc, thu hoạch ngao; mật độ chỉ nên thả

350 – 450 con/m2 (cỡ giống 700 – 800 con/kg); thả giống tập trung chủ yếu là mùa thu và mùa xuân, thời gian nuôi từ 12 đến 15 tháng.

Đểđáp ứng đủ nhu cầu ngao giống, UBND tỉnh đã đề nghị với Bộ Nông nghiệp & PTNT xây dựng Trung tâm sản xuất giống ngao tại tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ ban hành chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế tập trung đầu tư xây mới các cơ sở sản xuất giống ngao ở các xã Nam Thịnh, Nam Cường (Tiền Hải); Cồn Đen - xã Thái Đô, Thái Thượng (Thái Thuỵ).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ phục vụ nuôi ngao ở huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)