Việc đẩy mạnh tiêu thụ rượu vang tại thị trường trong nước có ý nghĩa song song với việc phát triển mạng lưới phân phối của công ty. Một mặt, nó giúp công ty Trường Anh tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty, mặt khác nó giúp công ty thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng của vốn qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Để thức hiện điều này công ty cần thực hiện một số giải pháp như sau:
- Mở rộng thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước: Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với doanh số bán hàng năm đạt từ 60% - 70% tổng doanh số bán của công ty, còn lại là các tỉnh khác như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng, Thái Bình… Theo nhận định của các nhân viên thị trường của công ty thì doanh số bán tại các tỉnh như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng… là chưa tương xứng với tiềm năng tiêu thụ tại các thị trường này. Mặt khác còn rất nhiều tỉnh thành trong cả nước công ty có thể khai thác được nhưng chưa thiết lập được mối quan hệ đối tác của mình. Thời gian tới công ty Trường Anh cần đẩy mạnh việc tiêu thụ bằng cách mở rộng quan hệ với các đại lý bán hàng tại các tỉnh mới bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ tại các thị trường sẵn có. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, ngoài việc
giúp công ty tăng doanh số bán nó còn giúp công ty thiết lập được hệ thống phân phối rộng lớn, chiếm lĩnh những thị trường tiềm năng trước các đối thủ cạnh tranh khác, đặt tiền đề cho sự phát triển mở rộng sau này của công ty.
- Tăng nhiều quyền hạn hơn cũng như phân trách nhiệm rõ hơn đối với các nhân viên phụ trách từng thị trường. Các nhân việc thị trường cần được chủ động nhiều hơn trong việc đưa ra những quyết sách về chính sách bán hàng, chính sách khuyến mãi, chính sách với khách hàng, chính sách mở rộng tại các thị trường mà mình phụ trách, vì họ, hơn ai hết là những người lắm rõ các đặc điểm của thị trường, là người trực tiếp làm việc với các đại lý, các khách hàng của công ty. Đối với các nhân viên phụ trách thị trường cần có chính sách lương thưởng hợp lý gắn với doanh số bán của thị trường mà họ phụ trách, như vậy họ sẽ có trách nhiệm nhiều hơn, tích cực hơn trong việc đẩy mạnh doanh số bán, tìm kiếm thêm khách hàng cho công ty. Bên cạnh đó cũng cần quy định rõ trách nhiệm của họ đối với thị trường đang phụ trách, thông qua các chỉ tiêu về doanh số bán, thị phần hàng năm, và đặc biệt là trách nhiệm đối với việc dự báo mức tiêu thụ rượu vang dự kiến so với mức tiêu thụ thực tế. Tránh tình trạng như nhiều năm vừa qua, các nhân viên phụ trách thị trường đã dự kiến mức tiêu thụ rượu vang không chính xác so với mức tiêu thụ thực tế, điều đó đã khiến công ty Trường Anh nhập khẩu quá nhiều rượu vang so với mức cần thiết, làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, các hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm tăng doanh số bán, nâng cao hình ảnh của công ty. Thời gian vừa qua công ty Trường Anh đã dành chi phí khá nhiều cho các hoạt động này, chẳng hạn như công ty đã có các chính sách hỗ trợ bán hàng tại hệ thống các siêu thị lớn, tham gia quảng cáo trên các hội trợ triển lãm, các đài truyền hình địa phương, năm 2012 công ty đã tổ chức một hội nghị khách
hàng và tiệc thử rượu lên tới 23000$... Tuy nhiên các hoạt động này chưa diễn ra một cách bài bản, theo một chiến lược nhất quán nên chưa đem lại hiệu quả tương xứng với chi phí bỏ ra. Công ty cần giao cho một nhóm nhân viên chuyên biệt phụ trách về lĩnh vực này, trách nhiệm của họ là xây dựng một chiến lược marketing nhất quán cho công ty, đưa ra những chính sách bán hàng phù hợp với từng thị trường, từng nhóm đối tượng khách hàng… điều này sẽ giúp công tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing.
- Thiết lập hệ thống bán hàng trực tiếp của công ty đến người tiêu dùng cuối cùng: Hiện nay hình thức bán hàng chủ yếu của công ty chủ yếu là bán buôn cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ, siêu thị lớn trên toàn quốc. Nhưng hoạt động bán lẻ của công ty gần như bỏ ngỏ. Thời gian tới, công ty cần chú trọng vào việc phát triển hệ thống bán lẻ, trước tiên là việc xây dựng các điểm bán lẻ tại hai thị trường chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau đó sẽ mở rộng ra các tỉnh khác. Thị trường bán lẻ rượu vang tại Việt Nam là rất tiềm năng bởi hiện có rât ít doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Rượu vang phần lớn được cung cấp tới người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống các shop rượu, cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Với ưu thế là nhà nhập khẩu trực tiếp, công ty hoàn toàn kiểm soát được chất lượng rượu vang, đồng thời có thể đưa ra danh mục sản phẩm đa dạng với một mức giá cạnh tranh so với nhà bán lẻ khác. Với những lợi thế đó công ty hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thành công của việc xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ của mình .