Thực trạng mạng lưới nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh (Trang 32)

Bảng 2.3: Giá trị và tỷ trọng nhập khẩu với thị trường nước ngoài của công ty Trường Anh từ năm 2010-2012:

Đơn vi: triệu đồng

Năm 2010 2011 2012

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Chi Lê 1593 24.39% 2139 25.15% 2,475 25.36% Mỹ 1183 18.11% 1519 17.86% 1,737 17.80% Pháp 1064 16.29% 1397 16.43% 1,541 15.79% Úc 910 13.93% 1179 13.86% 1,308 13.40% Ý 796 12.19% 1222 14.37% 1,439 14.74% Canada 531 8.13% 480 5.65% 560 5.74% Nga 455 6.96% 567 6.67% 701 7.18% Tổng 6532 100% 8504 100% 9,760 100%

Nguồn: Số liệu của công ty Trường Anh

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được một số nét chính từ thị trường nhập khẩu nước ngoài của công ty Trường Anh:

Chiếm giá trị và tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất và không ngừng tăng lên qua các năm đó là thị trường Chi Lê. Giá trị nhập khẩu năm 2010 là 1593 triệu đồng, năm 2011 là 2139 triệu đồng, và năm 2012 là 2475 triệu đồng. Tỷ trọng của thị trường này tương ứng là 24,39%; 25,15% và 25,36%. Rượu vang Chi Lê chưa vào Việt Nam lâu nhưng đã chiếm một tỷ trọng nhập khẩu lớn. như vậy là do người tiêu dùng trong nước rất thích uống rượu vang Chi Lê. Đặc biệt là hai loại rượu Cabernet Sauvignon và Merlot. Hơn nữa giá cả hai loại rượu này lại rất hợp với túi tiền của người Việt Nam. Giá 1 chai Vang Chi Lê Cabernet Sauvigon dao đông từ 150.000-200.000 VNĐ và 1 chai

Merlot có giá 130.000-160.000 VNĐ. Mẫu mã hai loại rượu này cũng rất đẹp, có thể dùng làm quà biếu trong các dịp lễ ,tết. Hiện tại và có lẽ trong tương lai rượu Vang Chi Lê có lẽ sẽ còn chiếm tỷ trọng khá cao trong thị trường tiêu dùng của Việt Nam .

Đứng thứ hai sau thị trường rượu Vang Chi Lê đó là thị trường rượu Vang Mỹ. Thị trường này có giá trị nhập khẩu đều tăng lên qua các năm: 1183 triệu đồng năm 2010; 1519 triệu đồng năm 2011 và 1737 triệu đồng năm 2012. Tỷ trọng nhập khẩu tương ứng là 18,11% năm 2010; 17,86% 2011 và 17,8% năm 2012. Như vậy tỷ trọng không thay đổi nhiều qua các năm. Rượu vang Mỹ rất được ưa thích ở Châu Á nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Các loại rượu vang Mỹ được người tiêu dùng ưa thích nhất đó là Barefoot Sweet (Vang ngọt), Zindane(vang chát), Moscato(vang ngọt), Chardonay và Cabernet Sauvigon.

Thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của công ty Trường Anh đó là Pháp. Giá trị nhập khẩu năm 2010 là 1064 triệu đồng, năm 2011 là 1397 triệu đồng, và năm 2012 là 1541 triệu đồng. Tỷ trọng của thị trường này tương ứng là 16,29%; 16,43% và 15,79%. Tỷ trọng này tuy cao nhưng có lẽ chưa xứng với một quốc gia có truyền thống lâu đời về rượu Vang như Pháp. Đây là do rượu Vang Chi Lê và vang Mỹ đã thâm nhập vào thị trường tiêu thụ rượu vang châu Á nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Chiếm đi vị trí độc tôn mà rượu vang Pháp đã đứng bao năm qua.

Chiếm tỷ trọng trong kim ngạch nhập khẩu của công ty Trường Anh tương đương nhau qua các năm là thị trường Ý và Úc. Mỗi thị trường chiếm khoảng 12-14% trong kim ngạch nhập khẩu. Đây cũng là hai loại rượu mà người tiêu dùng Việt Nam khá ưa thích trong những năm qua.

Hai thị trường rượu vang còn lại là Nga va Canada cũng có tỷ trọng nhập khẩu tương đương nhau là 6-8% mỗi năm trong kim ngạch nhập khẩu của công ty Trường Anh.

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty xuất nhập khẩu rượu Trường Anh (Trang 32)