THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI CN TECHCOMBANK HẢI DƯƠNG
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây
Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: Vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại... song cơ bản nhất và quan trọng hất vẫn là nguồn vốn huy động - nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Để tạo ra một chính sách thu hút vốn
tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của các ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắp cac ngành nghề kinh doanh cũng như các đơn vị , tổ chức kinh tế. Trong những năm qua Ngân hàng Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Namluôn chú trọng trong việc hoạch định chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn huyện. thông qua những hình thức huy động vốn sau:
+ Nhận tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế , cá nhân và tiền gửi tiêt kiệm.. + Phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Vay vốn của NHNN, NHTMVN và các tổ chức tín dụng khác.
Hoạt động ngân hàng hội đủ các điều kiện để bước vào kinh doanh theo cơ chế thị trường, với định hướng "Chuyển địa bàn hoạt động và đối tượng đầu tư về với thị trường Hải Dương". Từ định hướng đó Ngân hàng Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã vượt qua những bước thăng trầm đứng vững và đi lên trong cơ chế thị trường với phương châm " Đi vay để cho vay",mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.trong hoạt động kinh doanh tín dụng đặc biệt là không ngừng mở rộng cho vay hộ sản xuất và kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Cùng nằm trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Namcòn có các Ngân hàng thương mại khác như: Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư, Quỹ tín dụng nhân dân cùng tồn tại hoạt động kinh doanh. Do vậy hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh như vậy thực sự là rất khó khăn. Để tồn tại và phát triển vững chắc Ngân hàng Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Namcần phải quan tâm đến chất lượng hoạt động của mình, từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường thích nghi với cơ chê mới. Chú trọng mở rộng mạng lưới kinh doanh để thu hút vốn nội tệ đáp ứng các nhu cầu tín dụng đa dạng của các doanh nghiệp, đồng thời khai thác
nguồn ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu thanh toán với việc giao dịch ngoại tệ. Việc mở rộng mạng lưới kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh phát huy vai trò của mình với chức năng trung gian thanh toán. Nó cũng chứng tỏ uy tín của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là qua khả năng thanh toán kịp thời, chính xác.
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 đã đạt được cụ thể như sau:
Tổng nguồn vốn kinh doanh đến 31/12/2010 đạt 260,3tỷ đồng.cơ cấu nguồn vốn như sau:
- Nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 đạt 242,3 tỷ đồng tăng 45 tỷ đồng ( +22,8%) so với năm 2009;. Bình quân 1 cán bộ đạt 8,3 tỷ đồng tăng 1,25 tỷ đồng/ 1 cán bộ so với 2009.
Trong đó:
+Nguồn vốn nội tệ đạt 178 tỷ đồng tăng 37 tỷ đồng ( +26,2%) so với năm 2009, đạt 90% kế hoạch giao.
+Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi đạt 64,3 tỷ đồng tăng 7,8 tỷ đồng ( +13,8%) so với năm 2009, đạt 99% kế hoạch giao
- Nguồn vốn ủy thác đầu tư là: 18 tỷ đồng .
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TM Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác hoạt động kinh doanh Ngân hàng Ngân hàng thương
mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank –CN HD)năm 2008 - 2009 - 2010).
- Cơ cấu nguồn huy động
- Phân theo thời hạn huy động Nguồn nội tệ:
+ Tiền gửi không kỳ hạn:10,9 tỷ đồng, tăng 2,7 tỷ đồng tăng so với 31/12/2009. + Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng: 139,7 tỷ đồng , tăng 37,6 tỷ đồng so với 31/12/2009.
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng : 21 tỷ đồng giảm 0,2 tỷ đồng so với năm 2009.
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên : 6,4 tỷ đồng giảm 38,7 tỷ đồng so với
năm 2009. Nguồn ngoại tệ:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: 53.000USD.
+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng: 2.656.000USD và 58.000EUR
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng : 433.000 USD và 7.000EUR.
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên : 111.000USD và 33.000EUR - Phân theo tính chất nguồn huy động
Chỉ tiêu Số dư năm 2008 Số dư năm 2009 Số dư năm 2010 Năm 2009 so với năm 2008 Năm 2010 so với năm 2009 Tổng nguồn huy động 165,2 215,5 260,3 +50,3 +44,8
- Tiền gửi không kỳ hạn 3 8,2 10,9 +5,2 +2,7
- Tiền gửi cóKH<12 tháng 29,9 69,5 139,7 +40 +37,6 - Tiền gửi cóKH>12 tháng 67 63,3 27,4 -3,7 -35,9
Nguồn ngoại tệ quy đổi 47,3 56,5 64,3 +9,2 +7,8
+ Tiền gửi dân cư: 233,3 tỷ đồng;
+ Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội : 9 Tỷ đồng
+ Tiền gửi tiền vay các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác:18 tỷ đồng.
Kết quả cho thấy trong ba năm nguồn vốn huy động tăng nhanh , đây là chỉ tiêu tăng tương đối cao so với toàn tỉnh.
Những kết quả đạt được trên đây, Ngân hàng Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong từng bước thay đổi phong cách giao dịch với khách hàng đồng thời vận dụng lãi xuất một cách linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường. Ngân hàng đã có những chiến lược biện pháp tối ưu như Maketing, chiến lược thông tin tuyên truyền để thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, hoạt động này đã tạo thế và lực vũng chắc cho chi nhánh trong việc cung ứng vốn cho các nhu của các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch, góp phần phát triển kinh tế cho tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Nam Sách nói riêng. Ngoài ra trong năm 2010 cũng như nhiều năm trước đó Ngân hàng Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Namđã cung ứng một khối lượng vốn lớn đáng kể cho toàn ngành để điều hòa chung trong cả tỉnh. Để tăng trưởng nguồn vốn ổn định và vững chắc, Ngân hàng Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, xã hội, các trường học, bệnh viện trên địa bàn nên trong năm 2010, các loại nguồn vốn đều tăng trưởng khá trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm % nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh có thể đầu tư cho các dự án vay vốn trung, dài hạn lớn.
Nguồn vốn tăng trưởng nhanh, từ đó tạo thế chủ động cân đối nguồn vốn vào đầu tư tín dụng. Một yếu tố thuận lợi ở đây là niềm tin của những tầng lớp dân cư đối với Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank Chi nhánh Hải Dương). Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nề kinh tế thị trường, đời sồng của đại bộ phận dân cư trong huyện từng bước được cải thiện, nguồn vốn nhàn rỗi nhờ vậy cũng tăng. Tiền gửi đã và đang là một nguồn đáng kể chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank Chi nhánh Hải Dương).
2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ Techcombank – Chi nhánh Hải Dương
2.2.1.Quy trình phát hành thẻ
Bắt kịp với xu thế của thị trường, sẵn sàng hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới, Ngân hàng Techcombank đã và đang đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có thanh toán thẻ.
Bắt đầu triển khai thử nghiệm thanh toán thẻ từ năm 2000, khá muộn so với các NHTM trong nước như Vietcombank, ACB... Ngân hàng Techcombank đã gặp phải không ít khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần song đồng thời cũng tận dụng được những kinh nghiệm từ các Ngân hàng bạn trong hoạt động thanh toán thẻ. Đến nay thanh toán thẻ tại Ngân hàng Techcombank đã đạt được một số kết quả tuy chưa thể nói là tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng Techcombank song cũng rất đáng khích lệ.
Techcombank đã xây dựng, ban hành quy trình phát hành và thanh toán thẻ thống
nhất trên toàn hệ thống. Có thể khái quát quy trình phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank qua các sơ đồ sau: