Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 88)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6.Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề

- Về mặt số lƣợng, phấn đấu hạ tỷ lệ HSSV / giáo viên xuống còn 15/1 (Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2010), nhƣ vậy các trƣờng cần tăng cƣờng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề để giảm sức ép về số lƣợng môn học và số tiết chuẩn phải đảm nhiệm.

- Về mặt chất lƣợng, cần phải từng bƣớc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên bao gồm cả ba yếu tố: trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và kỹ năng sƣ phạm dạy nghề.

- Tuyển thẳng đối với những ngƣời tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc từ các trƣờng sƣ phạm kỹ thuật hoặc các trƣờng đại học kỹ thuật, công nghệ có nguyện vọng trở thành giáo viên dạy nghề.

- Khuyến khích các giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ tự học – tự nghiên cứu, thƣờng xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để tham khảo các tài liệu khoa học của nƣớc ngoài, cập nhật kiến thức khoa học hiện đại phục vụ cho quá trình dạy nghề.

- Có chính sách ƣu tiên, tạo điều kiện cho giáo viên đi đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng thực hành nghề ở trong và ngoài nƣớc

- Trong quá trình bố trí giảng dạy, không tách thành hai loại giáo viên: giáo viên lý thuyết và giáo viên thực hành mà chỉ có một loại giáo viên dạy nghề là dạy cả lý thuyết và thực hành. Giáo viên dạy nghề bắt buộc phải có nghiệp vụ sƣ phạm nghề.

- Đề xuất bổ sung quy định về chế độ lƣơng, thƣởng phù hợp cho từng đối tƣợng giảng viên nhằm nâng cao mức sống cho cán bộ, giảng viên.

- Mời các nghệ nhân, cán bộ giỏi tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hƣớng dẫn HSSV các kiến thức, kỹ năng thực tế.

- Chú trọng đƣa giáo viên đi thâm nhập thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình giảng dạy chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là dạy thực hành nghề tại trƣờng để họ cập nhật thông tin về kỹ thuật, công nghệ mới

- Thƣờng xuyên mở các buổi trao đổi kinh nghiệm, các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy nghề.

- Tham dự các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc; các kỳ thi đồ dùng dạy học hay...để giáo viên có cơ hội đƣợc cọ xát tay nghề. - Các trƣờng cần định kỳ kiểm tra hoạt động dạy và học của giáo viên và HSSV thông qua các phong trào thi đua giữa các khoa hoặc kiểm tra bất thƣờng nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 88)