Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, xã hội và nhất là thanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 83)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, xã hội và nhất là thanh

thanh niên dân tộc về học nghề và việc làm

- Đổi mới tƣ duy, nhận thức, phƣơng thức lãnh đạo của cấp uỷ Đảng,chính quyền các cấp về công tác đào tạo nghề, đồng thời thay đổi nhận thức cho thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng và toàn xã hội về vị trí, vai trò của học nghề và việc làm, để tự thay đổi nhận thức về

thang giá trị xã hội và điều chỉnh hành vi trong quá trình định hƣớng nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của mình, thu hút ngày càng nhiều thanh niên dân tộc tham gia học nghề và có việc làm ổn định. Với các biện pháp chủ yếu sau:

- Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục giám sát việc thực hiện Nghị quyết về phát triển đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh; các cấp Đảng, chính quyền tăng cƣờng công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý công tác đào tạo nghề, coi đào tạo nghề là giải pháp đột phá trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc nhằm đảm bảo an sinh xã hội của địa phƣơng. Đồng thời khuyến khích, động viên các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mỗi gia đình và mỗi ngƣời lao động tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và nâng cao nhận thức về việc làm cho thanh niên dân tộc, để thanh niên các dân tộc xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc làm - lao động, tạo động lực để thanh niên dân tộc phấn đấu trong học tập và trong lao động, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của xã hội, tránh sự trông chờ ỷ lại của thanh niên dân tộc. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đƣợc thực hiện với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng đối tƣợng; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động thông qua các buổi tập huấn ngắn hạn hoặc lồng ghép các sinh hoạt của chi đoàn thanh niên, các buổi sinh hoạt cộng động tại các buôn làng để giới thiệu các qui định pháp luật lao động và có kèm theo các tờ rơi hoặc tài liệu về pháp luật lao động; đối với thanh niên dân tộc đang là học sinh, sinh viên tại các trƣờng phổ thông, các cơ sở đào tạo thì cần có chƣơng trình để giới thiệu các qui định pháp luật lao động cho thanh niên học sinh.

- Nâng cao nhận thức của doanh nhân về lợi ích của đào tạo nghề đối với sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham gia, đóng góp chính vào hoạt động đào tạo nghề., dƣới các hình thức nhƣ tổ chức các hội thảo, hội

nghị, đối thoại với doanh nhân, tổ chức triễn lãm, ngày hội việc làm…

- Ngành Giáo dục và ngành Lao động Thƣơng binh và xã hội và Đoàn thanh niên cần phối hợp chặt chẽ xây dựng kế hoạch để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hƣớng nghiệp trong các trƣờng trung học cơ sở và trung học phổ thông để định hƣớng học sinh học nghề.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 83)