Dự báo một số ngành, lĩnh vực KT – XH và KCN có nhu cầu LĐ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 79)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1.Dự báo một số ngành, lĩnh vực KT – XH và KCN có nhu cầu LĐ

LĐ qua ĐTN giai đoạn 2012 – 2020

Các ngành, lĩnh vực phi NN

- Ngành dệt - may - giày: Do chuẩn bị áp dụng các công nghệ tự động trong các khâu: Cắt, ép cổ áo, mổ túi, thùa khuy, đính nút, là hơi, sử dụng các loại keo công nghệ cao trong các doanh nghiệp dệt - may - giày da trên địa bàn, cho nên chủ yếu là đào tạo lại đội ngũ LĐ qua ĐTN để đáp ứng yêu cầu.

- Ngành chế biến nông, lâm sản, thuỷ, hải sản, thực phẩm: Với lợi thế thuận lợi về qui mô mở rộng các CCN và KCN còn rất lớn, thuận lợi trong giao thƣơng vận tải đƣờng bộ, đƣờng thủy nên dễ dàng cho các nhà đầu tƣ vào chế biến sản phẩm hoặc bán thành phẩm hơn là xuất khẩu nguyên liệu thô của các ngành chế biến nông lâm, thực phẩm... Đòi hỏi chất lƣợng LĐ qua ĐTN ngày càng nâng cao để đáp ứng.

- Lĩnh vực Thương mại - Du lịch: Mục tiêu đƣa thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị cấp 1 vào năm 2015 trong thời gian đến cần một lực lƣợng LĐ qua ĐTN nhƣ: Nhân viên phục vụ nhà hàng – khách sạn, Nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng, nhân viên giới thiệu và bán hàng từ sản phẩm của các làng nghề, nhân viên kỹ thuật nấu ăn, các dịch vụ thƣơng mại phục vụ trong NN...

- Lĩnh vực Xây dựng dân dụng, Cơ khí, Giao thông: Đây là lĩnh vực phát triển của huyện, phát triển cơ sở hạ tầng, công trình giao thông cho nên dự báo trong thời gian đến các ngành này cần một số lƣợng LĐ qua ĐTN. Chủ yếu tập trung đang thu hút LĐ lành nghề nhƣ: Thợ nề, thợ thợ điện – nƣớc, thợ cơ khí, lái xe... phục trong các công ty xây dựng và lĩnh vực vận tải tƣ nhân.

- Lĩnh vực NN nói chung:Dự kiến trong lĩnh vực NN sẽ triển khai xây dựng mở rộng các vùng rau - quả an toàn ở các xã nhƣ Eakao, Eatu, Hòa Thắng,huyện gần thành phố để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thành phố. Mở rộng các mô hình trang trại chăn nuôi, nuôi trồng tập trung nhƣ mô hình ở các huyện Easup, KrôngNăng, Lăk...Đào tạo và phát triển đội ngũ TNDT trong lĩnh vực NN chủ yếu đáp ứng cho việc tiếp cận ứng dụng, chuyển giao công nghệ nuôi cấy giống, dâm cành, nhân giống vô tính cây hoa, cây cảnh, cây ăn quả... Ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học trong sản xuất giống vật nuôi, giống thuỷ sản, hình thành các khu nuôi tạo con giống thủy đặc sản có giá trị cao, chuyên nghiệp.

Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tại Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp.

Tỉnh Đăklăk hiện nay có 01 KCN trên địa bàn và 03 CCN đang sử dụng khoảng 23.882 LĐ, trong đó khoảng 10.832 LĐ đƣợc ĐTN. Dự kiến trong giai đoạn 2012 - 2020 nhu cầu tuyển LĐ qua ĐTN trong KCN và các CCN tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, với tổng dự kiến nhu cầu cần khoảng 19.500 LĐ ở các trình độ, trong đó cần khoảng 8.000 LĐ qua ĐTN ở 3 trình độ, chiếm 45% tổng nhu cầu, trung bình mỗi năm cần 1.500 LĐ qua ĐTN.

Các ngành nghề và doanh nghiệp trong KCN và CCN có nhu cầu tuyển LĐ qua ĐTN lớn là: Ngành chế biến xuất khẩu nông sản với các công ty nhƣ: Intimex, Trung Nguyên, An Thái...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 79)