Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2Kinh nghiệm của Nhật Bản

Giáo dục và đào tạo là vấn đề đƣợc Nhà nƣớc Nhật Bản đặc biệt quan tâm. Điều này thể hiện qua tỷ lệ chi phí cho giáo dục trong tổng chi tiêu của chính phủ.

Ngoài ra Nhật Bản đã tiến hành dân chủ hoá hệ thống giáo dục, mở rộng chế độ giáo dục phổ cập không mất tiền từ 6 năm thành 9 năm trong hệ thống giáo dục 12 năm. Đặc biệt các trƣờng đại học kỹ thuật hệ 1 năm và 2 năm đào tạo các kỹ năng thực hành rất đƣợc chú ý phát triển.

Nhật Bản cũng đã sử dụng nhiều chính sách, biện pháp khuyến học khác nhau. Một trong những chính sách rất đáng chú ý là chính sách “du học tại chỗ”. Thực hiện chính sách này, ngƣời Nhật đã liên kết với các trƣờng đại học của Mỹ và các nƣớc tiên tiến phƣơng Tây khác mở các chi nhánh đại học tại Nhật, mời giáo viên, sử dụng các chƣơng trình, nội dung giảng dạy của các nƣớc đó, kết hợp bổ sung những nội dung cần thiết và phù hợp với điều kiện Nhật Bản. Phƣơng thức này một mặt cho phép các sinh viên Nhật Bản tiếp cận đƣợc các tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, mặt đảm bảo họ không bị thoát ly khỏi thực tế phát triển kinh tế, xã hội của nƣớc mình.

Riêng ở Nhật Bản, chế độ sử dụng nguồn nhân lực thích hợp, lao động trẻ đƣợc chú ý sử dụng. Nhờ cách bố trí công việc theo kiểu luân phiên (ngƣời lao động đổi chỗ làm ngay trong phạm vi một công ty hoặc giữa các công ty có quan hệ làm ăn lâu dài với nhau trên cơ sở các thoả thuận song phƣơng) đã cùng một lúc giúp đạt đƣợc các mục tiêu: tạo ra một phạm vi rộng các kỹ năng cho cá nhân ngƣời lao động, đồng thời cho phép các công ty chủ động và linh hoạt trong việc đáp ứng các nhu cầu luôn thay đổi về thành phần tay nghề của lao động, giảm chi phí tìm kiếm công việc mới của cá nhân ngƣời lao động”.

Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, khu vực tƣ nhân ở Nhật Bản cũng tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển giáo dục, đào tạo.

Kinh nghiệm khi áp dụng vào Việt Nam:

- Cần chú trọng đào tạo giáo dục phổ thông ở tất cả các cấp, tạo nền tảng cho phát triển đào tạo nghề sau này.

- Coi trọng những ngƣời lao động trẻ, năng động, nhiệt tình và rất sáng tạo dù kinh nghiệm còn ít.

- Tăng cƣờng vai trò của khu vực tƣ nhân trong công tác đào tạo nguồn nhân lực: đặc biệt về phong cách, kỹ thuật lao động, kiến thức thực tế và tinh thần tập thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 31)