Kinh nghiệm đào tạo nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 34)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.4Kinh nghiệm đào tạo nghề ở Việt Nam

a. Thực tiền công tác đào tạo nghề tại Việt Nam

Trong những năm qua, do sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, sự chỉ đạo của Chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành công tác đào tạo nghề đã từng bƣớc đƣợc đổi mới và phát triển đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Hệ thống và mạng lƣới dạy nghề đã bắt đầu đƣợc đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; coi trọng dạy nghề trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, chuyển từ đào tạo theo hƣớng cung sang đào tạo theo hƣớng cầu của thị trƣờng lao động.

Mạng lƣới các cơ sở dạy nghề đƣợc phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo; từng bƣớc khắc phục tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu với năng lực đào tạo và phân bố cơ sở dạy nghề giữa các vùng, các ngành; số lƣợng cơ sở dạy nghề tƣ thục tăng nhanh.

Tính đến 31/12/2011, cả nƣớc có 136 trƣờng cao đẳng nghề (trong đó có 34 trƣờng ngoài công lập), 307 trƣờng Trung cấp nghề (trong đó có 99 trƣờng ngoài công lập), 849 trung tâm dạy nghề và hơn 1.000 cơ sở khác (các cơ sở giáo dục – đào tạo, doanh nghiệp...) tham gia dạy nghề, tăng 1,5 lần so với năm 2006.

Quy mô tuyển sinh học nghề năm 2011 đạt hơn 1,77 triệu HSSV, tăng khoảng 1,3 lần so với năm 2006. Từ năm 2007 đến hết năm 2011 đã tuyển mới đƣợc gần 1,35 triệu ngƣời học Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và hơn 6,85 triệu ngƣời học Sơ cấp nghề và dạy nghề thƣờng xuyên, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2010 đạt 30%, tăng 4% so với mục tiêu Chiến

lƣợc phát triển giáo dục 2001 – 2010 đề ra, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu ngành nghề trong đào tạo nghề đã từng bƣớc đƣợc điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các cơ sở dạy nghề đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trƣờng lao động có nhu cầu. Cùng với việc đào tạo các nghề phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở dạy nghề đã tổ chức đào tạo các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy nghề đƣợc cải thiện, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề có bƣớc chuyển biến tích cực, đào tạo nghề đã gắn với sử dụng lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã bƣớc đầu đƣợc chú trọng. Ngày 27/11/2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1956/QĐ- TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đã tăng lên hàng năm. Trong 2 năm 2009 – 2010 đã đào tạo nghề cho gần 95.000 ngƣời là dân tộc và học sinh dân tộc thiểu số (chƣa bao gồm dạy nghề theo Chính sách của Đề án 1956), trong đó trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề là 45.000 ngƣời. Từ năm 2010 bắt đầu triển khai thực hiện đề án 1956, thí điểm các mô hình đào tạo, đặt hàng đào tạo gắn với việc làm, hơn 300 ngàn ngƣời đã đƣợc đào tạo nghề. Chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Năm 2010, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đạt khoảng 22%. Ở nhiều địa phƣơng, tỷ lệ lao động sau khi đào tạo nghề có đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm đúng nghề đào tạo đạt trên 70%.

Đã có một số cơ chế chính sách tạo cơ hội học nghề để mọi ngƣời có nhu cầu học nghề đều đƣợc tham gia học nghề một cách dễ dàng; đồng thời đã chú trọng đến việc xây dựng và ban hành chính sách ƣu tiên dạy nghề cho

những nhóm ngƣời yếu thế nhƣ: ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật ...

Cán bộ quản lý đào tạo nghề ở các cơ sở dạy nghề đã đƣợc bố trí đảm bảo theo chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định, chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý đã đƣợc nâng lên.

Nguồn lực đầu tƣ cho đào tại nghề đã đƣợc đa dạng hóa, trong đó ngân sách nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo.

b. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc ở Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Chủ tịch Hội dạy nghề Việt Nam cho rằng: dạy nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải đƣợc coi là “mục tiêu kép” vì vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa kiểm soát đƣợc tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số không có việc làm, thiếu hiểu biết bị cuốn vào tệ nạn xã hội và bị xúi giục, lôi kéo gây ảnh hƣởng và tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự và chính trị. Nhƣng hiện tại, chúng ta đang còn ít dự án đào tạo và việc làm cụ thể có thể đi vào cuộc sống.

Cũng chính vì vậy phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tiếp tục phát triển hệ thống các trƣờng, lớp dạy nghề (kể cả các ngành nghề phi nông nghiệp),đào tạo theo địa chỉ, theo yêu cầu để đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp tham gia thu hút lao động và tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kỹ thuật lao động cho đồng bào dân tộc thiểu số. Phải luôn luôn gắn liền quyền lợi của ngƣời dân địa phƣơng với các trƣờng đào tạo nghề đóng tại địa phƣơng đó. Cần bổ sung cho các trung tâm dạy nghề chức năng giới thiệu việc làm cho các học viên sau học nghề. Nhanh chóng đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội cần kiểm tra lại những chƣơng trình giáo dục dạy nghề đang triển khai kém hiệu quả ở các tỉnh, thành trên toàn quốc, tuyệt đối không để tồn tại những trung tâm dạy

nghề đào tạo chạy theo hình thức, chất lƣợng không đạt chuẩn, gây lãng phí cho xã hội.

Tuy nhiên theo Thứ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Lê Bạch Hồng, chính sách đối với việc dạy và học nghề cho học sinh, thanh niên dân tộc thiểu số đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa đầy đủ. Thực tế cho thấy, mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 10-15% nhu cầu học nghề ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng các chính sách trong học nghề chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số trong các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú (khoảng 10% tổng số học sinh dân tộc thiểu số).

Số lƣợng đồng bào dân tộc tham gia học nghề lại chủ yếu tập trung vào học ngắn hạn, còn số học nghề dài hạn, trung cấp nghề và cao đẳng để ra trƣờng có bằng cấp chuyên nghiệp là rất ít.

Như vậy ĐTN cho TNDT có thể được hiểu là dạy nghề cho những người có khả năng lao động chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đào tạo nghề cho đối tượng thanh niên dân tộc vừa có ý nghĩa kinh tế tạo thu nhập cho người lao động, vừa có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc đã giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội. Do đặc điểm của lao động là thanh niên dân tộc , nên việc ĐTN cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Để xây dựng được các mô hình ĐTN phù hợp, chúng ta phải triển khai một số nội dung chủ yếu sau:Muốn đào tạo trước hết phải xác định mục tiêu đào tạo, xác định nhu cầu sử dụng lao động qua ĐTN và nhu cầu lao động của người học nghề để lựa chọn hình thức ĐTN cho TNDT sao cho phù hợp. Ngoài ra điều kiện tự nhiên, yếu tố học vấn và kỹ năng làm việc của lực lượng lao động cũng tác động trực tiếp tới khả năng học nghề.Trên đây là cơ sở lý luận về ĐTN cho đối tượng thanh niên dân tộc mà từ đó làm rõ hơn về thực trạng ĐTN cho TNDT trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các giải pháp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 34)