III- NGÂN LƯU HĐ TC
Giải pháp Hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án đầu t tại ngân hàng kiên long.
3.2.1.2. Hoàn thiện nội dung và phơng pháp thẩm định
Về phơng pháp:
- Hiện nay, Kienlong Bank chủ yếu vẫn sử dụng những phơng pháp phân tích tài chính dự án theo trạng thái “tĩnh” của dòng tiền, hệ thống các chỉ tiêu áp dụng chủ yếu là những số liệu gộp. Do đó, mức độ chính xác và an toàn của các dự án chỉ dừng lại ở mức độ tơng đối, đôi khi tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng cần phải thờng xuyên đặt dự án vào trạng thái “động” của thị trờng để phân tích, tích cực sử dụng những phơng pháp phân tích tài chính dựa vào giá trị thời gian của dòng tiền, đồng thời kết hợp với những phơng pháp hiện đại đang đợc áp dụng tại Ngân hàng. Kết hợp đợc những phơng pháp này, hệ thống các chỉ tiêu thẩm định của Ngân hàng phải bao gồm cả những số liệu tơng đối ( là kết quả của việc dự đoán khả năng thanh toán, phân tích cơ cấu vốn, tỷ suất nội hoàn,...) và những số liệu tuyệt đối (kết quả của các phơng pháp điểm hòa vốn, giá trị hiện tại ròng,...). Những kết luận rút ra từ hệ thống chỉ tiêu đó sẽ là nền tảng vô cùng vững chắc và tuyệt đối tin cậy để Ngân hàng có thể ra quyết định tín dụng.
- Về việc xác định tỷ suất chiết khấu thì đây không phải là việc dễ dàng, và thực tế là cũng cha có một quy định nào giúp Ngân hàng xác định một tỷ lệ chiết khấu chính xác. Tùy vào chi phí vốn (WACC) đối với từng doanh nghiệp mà tỷ lệ chiết khấu đợc tính khác nhau với mỗi dự án cụ thể. Tuy nhiên, việc tính toán này hoàn toàn không đợc dựa vào sự quyết định chủ quan của cán bộ tín dụng cũng nh không nên cố định theo các văn bản của cơ quan cấp trên. Ngân hàng có thể áp dụng mô hình định giá tài sản vốn để có những tính toán tơng đối chính xác hoặc dựa vào chi phí trung bình của vốn để rút ra một tỷ suất chiết khấu thích hợp.
- Sau khi đã có những tính toán chính xác về dòng tiền và tỷ suất chiết khấu, Ngân hàng nên xem xét độ nhạy của dự án một cách khách quan hơn. Đây là điều cần
thiết vì các giá trị hiện tại ròng và tỷ suất nội hoàn đợc tính toán dù đã tính đến giá trị thời gian của dòng tiền nhng vẫn phải sử dụng những yếu tố có tính thời điểm. Các yếu tố này mỗi khi thay đổi có thể sẽ dẫn đến những thay đổi bất lợi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu t. Việc xem xét những biến động cả trên khía cạnh chủ quan và khách quan sẽ giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc đa ra những biện pháp kịp thời để hạn chế những rủi ro không đáng có.
Về nội dung:
- Thứ nhất, Ngân hàng cần tính toán và phân tích các khoản chi phí của dự án một cách sát thực hơn. Việc tính toán chi phí sản phẩm kinh doanh phải đợc tham khảo quy định của Bộ Tài chính, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp và trên thị trờng. Các loại chi phí nh: quản lý doanh nghiệp, lãi vay vốn lu động, chi phí thuê đất, …các cán bộ thẩm định không nên mặc định theo cách tính toán của doanh nghiệp hay tuỳ tiện nâng lên để an toàn hơn. Đối với các dự án mở rộng hoặc dự án mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu là các dự án và doanh nghiệp mới hoàn toàn, các chỉ tiêu của các doanh nghiệp tơng tự cũng là những yếu tố tham khảo tốt cho công tác thẩm định.
- Sau khi tính toán đợc doanh thu và chi phí của dự án, CBTĐ cần tính đợc dòng tiền ròng (NCF) hàng năm của dự án. CBTĐ nên xây dựng bảng lu chuyển tiền tệ của dự án, trên cơ sở đó phản ánh đầy đủ các khoản thu chi của dự án, từ đó xác định đ ợc các dòng tiền vào ra của dự án. Khi xác định NCF của dự án, cần lu ý đến việc thu hồi giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động kinh doanh. Thực tế cho thấy, một số máy móc thiết bị vẫn còn giá trị sử dụng khi dự án kết thúc, khi bán sẽ xuất hiện một luồng tiền thu cuối dự án, tuỳ theo từng trờng hợp, luồng tiền này có thể phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không. Theo chế độ kế toán hiện hành thì nếu giá bán lớn hơn chi phí thanh lý cộng với giá trị còn lại của tài sản cố định thì phần chênh lệch này phải chịu thuế thu nhập, ngợc lại nếu nhỏ hơn thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đợc một khoản thuế.
- Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần hoàn thiện việc tính toán vòng đời dự án, vòng đời công nghệ và các tiêu chí phân tích cung cầu thị trờng. Vòng đời dự án là một tiêu chí quan trọng, nó cho biết thời gian dự án tồn tại từ khi hoàn thiện công tác thực hiện đầu t, vận hành kết quả đầu t cho đến khi thanh lý dự án. Tiêu chí này giúp cán bộ thẩm định có cái nhìn tổng thể và sát thực về dự án, xác định đợc tổng thu nhập của dự án cũng nh dự kiến những biến đổi bất thờng của môi trờng đầu t tác động tới dự án, dự trù chi phí bổ sung cần thiết. Tuổi thọ công nghệ đợc xem nh một yếu tố hữu cơ tác động đến đời dự án, trong phân tích tài chính cán bộ thẩm định cần hình thành hệ thống các
chỉ tiêu đánh giá tuổi thọ công nghệ dựa trên các quy định của nhà nớc cũng nh các tiêu chuẩn kỹ thuật, công suất của công nghệ…
- Ngoài ra, trong quá trình thẩm định dự án, các CBTĐ của Kienlong Bank vẫn cha thực sự coi trọng công tác dự báo rủi ro, nhất là những rủi ro mang tính vĩ mô, tính pháp lý cao, khó nắm bắt. Điều này sẽ gây ra những hậu quả khôn lờng cho Ngân hàng khi các rủi ro này tác động trực tiếp đến những dự án mà Ngân hàng đã thẩm định. Để khắc phục tình trạng này thì các nhân viên tín dụng, các CBTĐ phải là những ngời có chuyên môn cao, nắm vững về luật đầu t, luật kinh doanh, có cái nhìn bao quát về thị trờng của dự án, về các chính sách pháp luật của Nhà nớc, môi trờng kinh doanh cũng nh môi trờng xã hội xung quanh dự án. Hơn nữa, Ngân hàng cũng cần thành lập một bộ phận riêng chuyên về công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro dựa trên cơ chế cập nhật, linh hoạt để có thể kịp thời đa ra những giải pháp hợp lý nhất nhằm hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại của những rủi ro này gây ra.