NỘI DUNG BÀI HỌC

Một phần của tài liệu GIAO AN GDCD 6 (Tich hop KNS - Chuan).doc (Trang 51)

1. Vì sao phải học tập?.

- Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.

Gv: Nếu không học những nguy cơ gì có thể xảy ra?

Tìm hiểu những quy định về quyền và nghĩa vụ học tập .

Gv: Nêu tình huống cho Hs thảo luận: Gv: Theo em những ai có quyền học tập? Gv: Giới thiệu Điều 59 Hiến pháp 1992, Điều 10 Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em (12/08/1991) và Điều 9 Luật giáo dục (02/10/1998) Gv: Hãy kể các hình thức học tập mà em biết? Các hình thức học tập: - Học ở nhà. - Học ở trường. - Học ở lớp học tình thương - Vừa học vừa làm...

- Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện.

- Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

2. Quyền và nghĩa vụ học tậpa. Quyền học tập: a. Quyền học tập:

- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.

- được học bằng nhiều hình thức.

- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.

Hoạt động 2 Thực hành, luyện tập:

Hoạt động của thầy và trò

Gv: Công dân phải có những nghĩa vụ gì trong học tập?

- GV: giới thiệu Điều 1 luật phổ cập giáo dục tiểu học.

Luyện tập.

Gv: HD học sinh làm bài tập b,c sgk/42.

Nội dung kiến thức cơ bản

b. Nghĩa vụ học tập:

- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

III. LUYỆN TẬP

BTb-Trang 42 BTc-trang 42

d/Vận dụng: Nêu nội dung về quyền và nghĩa vụ học tập của CD? 4/Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, làm các bài tập còn lại. - Xem trước nội dung còn lại của bài.

VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

……….. ………..

Tiết 2 (T26):

Hoạt động 1: Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình trong việc học tập của trẻ em.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

- Gv? nghiên cứu trong SGK và sự hiểu biết của mình hãy cho biết: gia đình có trách nhiệm gì trong

3. Trách nhiệm của gia đình.

việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của trẻ em?

- Gv: Giới thiệu Điều 59 trong luật chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Gv? chốt lại ý chính

Tìm hiểu trách nhiệm của NN về giáo dục.

Gv: cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung bài tập d sgk/42.

Hs: Thảo luận, trình bày, bổ sung. Gv: chốt lại.

Gv: Nhà nước ta đã có những việc làm gì thể hiện sự quan tâm đến ngành giáo dục?.

Gv: Nhà nước cần có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền học tập?.

Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Gv: Chia lớp thành 2 nhóm.

- Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tốt trong học tập - Nhóm 2: Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập

HS: lần lượt lên ghi lại kết quả của nhóm mình. Gv: Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn?

cho con em mình học tập và rèn luyện, tham gia các hoạt động của trường. Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm làm gương cho con em mình.

4. Trách nhiệm của nhà nước:

- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.

- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:

+ Mở mang hệ thống trường lớp. + Miễn phí cho học sinh tiểu học. + Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.

5. Trách nhiệm của học sinh:

- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập.

Hoạt động 2 Thực hành, luyện tập:

Hoạt động của thầy và trò

Luyện tập.

Gv: HD học sinh làm các bài còn lại sgk/42, 43. Làm các bài tập ở sách bài tập tình huống.

Đọc truyện và giới thiệu một số gương về học tập. (sbt/47)

Nội dung kiến thức cơ bản III.Luyện tập

d/Vận dụng:

-Nhà nước và công dân cần có những trách nhiệm gì trong học tập.

-Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới.

4/Hướng dẫn về nhà:

-Làm bài tập. - Học bài,

- Ôn lại nội dung các bài đã học trong học kì II.( từ bài 12 đến bài 15). - Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

……….. ………..

Tiết 27 Ngày soạn:

KIỂM TRA 1 TIẾTI/MỤC TIÊU BÀI HỌC: I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Kiểm tra những kiến thức đã học về công ước của LHQ về quyền trẻ em, thực hiện trật tự an toàn giao thông, quyền và nghĩa vụ học tập...

- Đánh giá được phương pháp truyền thụ và rút ra phương pháp dạy học phù hợp. - Biết cách đánh giá mức độ đạt được.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng tự nhận thức

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Động não, xử lí tình huống, trình bày

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

GV: Chuẩn bị đề bài, thang điểm, đáp án, HS: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 3/Đề kiểm tra:

Câu 1: (3đ)

a. Thế nào là công dân của một nước? Đâu là căn cứ để xác định công dân của một nước? b. Nêu quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước?

c. Theo em học sinh cần làm những gì để trở thành người công dân có ích cho đất nước?

Câu 2: (3đ)

a. Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời khi nào? Việt Nam kí và thông qua công ước vào ngày tháng năm nào?

b. Công ước gồm mấy điều? Được chia làm mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của từng nhóm quyền?

Câu 3: (2đ)

Luật giao thông đường bộ Việt Nam có mấy nhóm biển báo chính? Hãy trình bày nội dung của biển báo nguy hiểm và biển báo chỉ dẫn?

Câu 4: (2đ)

Mục đích học tập của học sinh là gì? Em đã thực hiện trách nhiệm của bản thân trong học tập như thế nào?

C.ĐÁP ÁN Câu 1: (3đ) Câu 1: (3đ)

a. Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó. (1đ)

b. Mối quan hệ: Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN, được nhà nước CHXHCNVN bảo vệ và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. (1.5đ)

c. HS cần: học tập, rèn luyện thật tốt để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội; mang lại niềm vinh quang cho đất nước, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (1.5đ).

Câu 2: (3đ)

a. Công ước ra đời vào 20/11/1989 do hội đồng LHQ thông qua. VN kí và phê chuẩn công ước vào 26/01/1990. (0.5đ)

b. Công ước gồm 54 điều, được chia làm 4 nhóm quyền: (0.5đ)

+ Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe…(0.75đ)

+ Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. (0.75đ)

+ Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho sự phát tiển toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật… (0.75đ)

+ Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.(0.75đ)

Câu 3: (2đ)

-Luật giao thông đường bộ Việt Nam có 4 nhóm biển báo chính và 1nhóm biển phụ -HS trình bày được nội dung của biển báo nguy hiểm và biển báo chỉ dẫn

Câu 4: (2đ)

- HS trình bày sđược mục đích học tập của học sinh. - Trình trách nhiệm của bản thân trong học tập.

4/Thu bài: Kiểm tra số bài dự kiểm tra của học sinh: 5/Hướng dẫn về nhà:

GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau

VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

……….. ………..

Tiết 28 - 29 Ngày soạn:

BÀI 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức.

- Hiểu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Hiểu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.

2. Kĩ năng.

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

- Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

3. Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác;

- Phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng giao tiếp

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, trình bày 1 phút, nghiên cứu trường hợp điển hình

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Xử lí tình huống, thảo luận nhóm, kích thích tư duy, tổ chức trò chơi.

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới:

a)/Khám phá:

TH1: Anh B đi xe máy không giấy phép, vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người nhưng bỏ chạy,

trốn tránh pháp luật.

TH2: Bác sĩ Nguyễn Văn T chữa bệnh không có giấy phép, không có trình độ chuyên môn, gây

hậu quả chết người.

Theo em các tình huống trên nói lên điều gì? Để tìm hiểu kĩ hơn và phân tích các tình huống trên chúng ta cùng vào học bài ngày hôm nay...

b)/Kết nối:

Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện trong SGK.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- Gv: Tổ chức cho Hs đọc truyện. - Gv: Chia nhóm cho HS thao luận

Một phần của tài liệu GIAO AN GDCD 6 (Tich hop KNS - Chuan).doc (Trang 51)