NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC THI PHÁT SINH TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC FTA CỦA

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (Trang 53)

DỤNG CÁC FTA CỦA EU

Rõ ràng là còn quá sớm để đánh giá một cách đầy đủ những khó khăn cụ thể trong việc thực thi trong bối cảnh các FTA của EU. Đặc trưng là với thế hệ các FTA trước kia, thủ tục giải quyết tranh chấp được các công ty hay cá nhân đưa ra trước Tòa án châu Âu khi họ cho rằng quyền tiếp cận thị trường của họ bị ảnh hưởng hoặc họ phải chịu sự phân biệt đối xử trên lãnh thổ của một trong các nước thành viên EU.

Vẫn cần phải xem những trường hợp thuộc diện như vậy sẽ được đưa ra tới mức độ nào trong bối cảnh các FTA thế hệ mới. Một đặc điểm quan trọng của các hiệp định sau này là chúng rõ ràng bỏ qua “hiệu quả trực tiếp”, cụ thể năng lực của một cá nhân để trực tiếp đưa ra một vụ việc liên quan đến việc áp dụng hiệp định trước một tòa án trong nước. Điều này có nghĩa những người hay những công ty bị ảnh hưởng sẽ phải yêu cầu sự hỗ trợ của Chính phủ để đưa vấn đề ra một cách khôn khéo hay trong bối cảnh của thủ tục giải quyết tranh chấp như quy định trong hiệp định chống lại bên đã có cá biện pháp gây tranh cãi. Đến nay, chưa có Chính phủ nào đưa ra trường hợp tranh chấp trong bối cảnh một FTA của EU.

Nói như vậy, Việt Nam là một nước đang phát triển. Do vậy có hai vấn đề chính liên quan đến việc thực hiện chương về dịch vụ và đầu tư trong FTA dự kiến giữa EU và Việt Nam cần được đề cập: nỗ lực phát triển và những khó khăn về visa đối với những người không phải là công dân châu Âu.

VII.1.

Nỗ lực phát triển và nâng cao năng lực

Kinh nghiệm cho thấy các nước đang phát triển, kể cả những nước tiến bộ hơn trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam, vẫn thiếu khuôn khổ quy định phù hợp và có lẽ là năng lực để thực thi một khuôn khổ ưu việt hơn. Tuy nhiên, khuôn khổ như vậy không thể thiếu để tự do hóa thương mại có thể diễn ra, trong khi duy trì sự phòng vệ cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng và cạnh tranh lành mạnh trong những lĩnh vực liên quan.

Hơn nữa, kỹ năng và trình độ chuyên môn trong một số ngành nghề có thể chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế, do vậy làm ảnh hưởng đến triển vọng công nhận lẫn nhau trên thực tế. Do vậy, quan trọng là phải đảm bảo có sự hợp tác và hỗ trợ đầy đủ của phía EU trong việc phát triển và nâng cao điều kiện pháp lý, giáo dục và nhân lực trong các ngành dịch vụ.

Về khía cạnh này, cần nhấn mạnh đóng góp cuả hiệp định EU-CARIFORUM. Hiệp định yêu cầu các bên hợp tác, bao gồm thông qua hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và nâng cao năng lực, trong sáu lĩnh vực:

50

(i) cải thiện năng lực của các nhà cung cấp trong khối CARIFORUM nhằm

đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của EC;

(ii) cải thiện năng lực xuất khẩu của các nhà cung cấp trong CARIFORUM, đặc

biệt là liên quan đến dịch vụ du lịch và văn hóa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và công nhận lẫn nhau;

(iii) thuận lợi hóa việc đối thoại giữa các nhà cung cấp của CARIFORUM và

EC;

(iv) đề cập đến chất lượng và các tiêu chuẩn trong những ngành mà

CARIFORUM đã có cam kết theo hiệp định;

(v) phát triển và thực hiện các cơ chế quy định ở cấp khu vực và quốc gia riêng

lẻ cho những ngành đã có cam kết; và

(vi) thiết lập những cơ chế tăng cường đầu tư và các liên doanh giữa các nhà

cung cấp và các đơn vị đầu tư của các bên

Mặc dù không quy định khung thời gian hay cam kết đóng góp cụ thể, mục tiêu thể hiện trong các hiệp định rõ ràng và nếu được thực hiện đúng đắn có thể thực sự hỗ trợ những nhà cung cấp dịch vụ hưởng lợi. Đây là trường hợp cụ thể liên quan đến việc xây dựng năng lực xuất khẩu, đầu tư, chất lượng và tiêu chuẩn và việc xây dựng các cơ chế quy định.

VII.2.Vấn đề visa và Công nhận lẫn nhau

Một khó khăn lớn trên thực tế, vốn phổ biến ở các nước đang phát triển, liên quan đến thủ tục khó khăn, rườm rà để xin cấp visa vào EU. Đây thực sự là một trở ngại đối với việc tạo thuận lợi cho thương mại dịch vụ ở cấp độ SME. Những FTA hiện hành của EU không đảm bảo về khía cạnh này bởi, như đã nêu trong mục II trên đây, các hiệp định hoàn toàn loại thủ tục visa khỏi phạm vi hiệp định. Các hiệp định chỉ yêu cầu những thủ tục này không được vô hiệu hóa hay làm ảnh hưởng đến những cam kết đã có. Tuy nhiên, thực sự trên thực tế lại là như vậy.

Cuối cùng, như đã đề cập ở trên, tiếp cận thị trường dành cho các doanh nghiệp và cá nhân được yêu cầu phải có bằng cấp chuyên môn có thể trở nên vô nghĩa khi không có sự công nhận lẫn nhau đối với bằng cấp chuyên môn của các nhà cung cấp dịch vụ của các bên. Việc đạt được sự công nhận lẫn nhau có thể bị ảnh hưởng do sự thiếu nhiệt tình hoặc thiếu quan tâm của các cơ quan chuyên môn để khởi xướng đàm phán một thỏa thuận MRA. Điều này có phần giống với trường hợp ví dụ Hội đồng Kiến trúc của châu Âu (ACE) liên quan đến các kiến trúc sư của CARIFORUM. Công nhận lẫn nhau cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi khuôn khổ quy định và giáo dục thiếu hiệu quả trong lãnh thổ của một trong số các bên. Do đó, cần phải rà soát vấn đề này càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo tất cả các bên đều được lợi ích đầy đủ như nhau.

51

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (Trang 53)