Giới thiệu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (Trang 40)

IV. QUY ĐỊNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

1. Giới thiệu

Một khía cạnh chủ chốt của phần dịch vụ trong các FTA của EU là việc thiết lập các khuôn khổ quy định cho các ngành riêng biệt. Những khuôn khổ này quy định một loạt các vấn đề bao gồm chính sách cạnh tranh, những định nghĩa về dịch vụ toàn cầu, quy định cấp phép, quy định về đạo đức và sự độc lập của các cơ quan có thẩm quyền và giải quyết tranh chấp. Các hiệp định có những điều khoản cụ thể về dịch vụ máy tính, dịch vụ thư tín, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ hàng hải và du lịch. Mặc dù trong số này có nhiều quy định mà trong các FTA của EU chỉ đơn giản là luật hóa thông lệ hiện hành của GATS, đây là một yếu tố “GATS cộng” quan trọng của các FTA. GATS thực sự có những nguyên tắc quy định cụ thể đối với viễn thông và dịch vụ tài chính, trong phần Phụ lục về Dịch vụ viễn thông và Dịch vụ tài chính. Tài liệu Tham chiếu về những nguyên tắc quy định ủng hộ cạnh tranh trong ngành viễn thông cơ bản, là một cam kết bổ sung mang tính tự nguyện, cũng bao gồm các nguyên tắc luật định. Tuy nhiên nói chung, những nguyên tắc về quy định trong GATS không cụ thể theo từng ngành. Những nguyên tắc luật định theo ngành trong các hiệp định FTA của EU là một phần trong thể thống nhất của hiệp định

Những điều khoản quy định này không được phân tích chi tiết nhưng hướng tới những điểm nổi bật.

2. Dịch vụ máy tính

Các hiệp định đưa ra một định nghĩa chi tiết về ngành này, bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin (IT), như lập trình, phần mềm, dịch vụ tư vấn liên quan, sử dụng mạng, máy chủ, xử lý dữ liệu, bảo trì, sửa chữa, đào tạo, ...Không quan trọng việc những dịch vụ này được cung cấp qua mạng, trang web hay bất kỳ hình thức nào khác. Tất cả các dịch vụ này được đề cập trong điều luật CPC 84 của Liên Hợp Quốc. Vì vậy, mọi cam kết tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia quy định trong điều luật này đều liên quan đến chúng.

Các hiệp định tuy vậy nêu cụ thể một cách hợp lý rằng nội dung của dịch vụ được cung cấp qua các phương tiện điện tử (như các dịch vụ ngân hàng) bản thân chúng không phải là dịch vụ máy tính.

3. Dịch vụ bưu chính và thư tín

Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc không quy định những nguyên tắc luật định chung ngoài việc yêu cầu các bên đồng ý về những nguyên tắc nay trong vòng ba năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực với quan điểm tránh độc quyền trong những ngành này và đảm bảo cạnh tranh hiệu quả. Các bên được yêu cầu thống nhất đối với hoạt động phản cạnh tranh, dịch vụ toàn cầu, giấy phép cá nhân và tính chất của cơ quan quy định có thẩm quyền.

37 Hiệp định EPA EU-CARIFORUM và FTA EU-Colombia, Peru, thay vào đó lại có những điều khoản chi tiết hơn về dịch vụ thư tín. Xét về mức độ nào đó, những nguyên tắc then chốt tương tự như những nguyên tắc áp dụng cho ngành viễn thông: chúng liên quan đến việc phòng chống các hoạt động phản cạnh tranh, quyền duy trì các nghĩa vụ dịch vụ toàn cầu, điều kiện cấp phép và tính độc lập của các cơ quan quy định có thẩm quyền.

Có thể những điều khoản tương tự sẽ được đề xuất với Việt Nam.

4. Dịch vụ viễn thông

Các hiệp định FTA của EU làm cơ sở cho một khuôn khổ luật định khá đầy đủ về dịch vụ viễn thông, phản ánh Tài liệu tham chiếu đã thống nhất trong khuôn khổ Bản dự thảo thứ 4 cho GATS.

Những quy tắc gắn với dịch vụ viễn thông được dự tính nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông và các nhà cung cấp lớn hiện tại (ở một số nước thường là độc quyền).

Những quy tắc có trong các FTA của EU liên quan đến dịch vụ viễn thông, rõ ràng khác biệt với nội dung. Điều này cho thấy một cách tiếp cận có phần mơ hồ trong một số biểu cam kết của GATS.

Những nguyên tắc quy định mọi tiêu chuẩn thông thường liên quan đến cạnh tranh: tính độc lập của các cơ quan quy định có thẩm quyền, phòng tránh các hoạt động có tính lạm dụng của các nhà cung cấp dịch vụ, giá liên kết dựa trên chi phí, sự liên kết theo yêu cầu đúng lúc, hiệu quả với sự linh động, không bó buộc và phân bố đồng đều về tần suất, số lượng và quyền lợi.

Theo yêu cầu của phía EU, hiệp định FTA EU-Colombia, Peru có thêm những điều khoản về những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn, trên thực tế là những nhà cung cấp hiện tại: cơ quan quy định có thẩm quyền phải yêu cầu họ minh bạch về giá liên kết; họ phải công bố báo giá tham chiếu không rằng buộc; họ không được áp dụng giá khác nhau cho các nhà khai thác khác nhau trong các tình huống giống nhau; họ phải cho phép gặp gỡ, giao diện kỹ thuật hoặc các công nghệ chủ chốt khác,...(có một số điều khoản chi tiết). Những thủ tục rà soát và yêu cầu trước quy định cũng chi tiết hơn nhiều trong hiệp định EU-Colombia, Peru. Hiệp định này còn quy định nghĩa vụ phải làm sẵn danh bạ điện thoại trên cơ sở không biệt. Lẽ dĩ nhiên, những quy tắc hoàn thiện hơn trong FTA EU-Colombia, Peru là do tình hình cụ thể của ngành ở Colombia và Peru và mối lo ngại cụ thể của EU rằng những cam kết chung không mang lại mức độ tiếp cận thị trường như kỳ vọng.

38 Các hiệp định FTA của EU cũng quy định rằng các bên có thể đưa ra những yêu cầu về dịch vụ phổ biến chung, miễn là những yêu cầu này có tính trung lập theo quan điểm

cạnh tranh và “được quản lý một cách minh bạch, khách quan và không phân biệt đối

xử”.

Bên cạnh tài liệu tham chiếu, các FTA của EU yêu cầu các bên cung cấp cho cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến các dịch vụ viễn thông. Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng xử lý tranh chấp giữa các nhà cung cấp tư nhân và/hoặc người tiêu dùng. Thứ hai, phải có thủ tục rà soát đầy đủ phục vụ các quyết định của cơ quan thẩm quyền: một bộ phận hành chính và một cơ quan phán quyết độc lập.

Dĩ nhiên, EU sẽ cố gắng xây dựng những điều khoản tương tự đối với Việt Nam như trong FTA giữa EU – Colombia và Peru. Những điều khoản này phải được đánh giá cẩn thận.

5. Dịch vụ tài chính

Mục về dịch vụ tài chính trong các FTA của EU phần lớn nhắc lại Phụ lục của GATS về dịch vụ tài chính, vốn mang tính bắt buộc đối với tất cả các thành viên WTO. Dịch vụ tài chính được chia làm hai nhóm: dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng, bao gồm các dịch vụ tài chính khác mà không phải là dịch vụ bảo hiểm. Mỗi nhóm này lại được chia thành các nhóm nhỏ. Để nêu hết các nhóm ở đây thì có thể sẽ quá dài. Chỉ cần lưu ý rằng việc phân loại này hoàn tất Danh mục CPC của Liên Hợp Quốc và đã được Việt Nam chấp thuận làm cơ sở cho biểu cam kết GATS của mình trong lĩnh vực này.

Hoạt động của các tổ chức công như ngân hàng trung ương và các cơ quan tiền tệ, cũng như các dịch vụ thuộc chương trình hưu trí hay hệ thống bảo hiểm xã hội không nằm trong phạm vi hiệp định do không được coi là các nhà cung cấp dịch vụ.

Các FTA của EU cũng nhắc lại sự cần thiết phải tuân thủ các quy tắc minh bạch trong lĩnh vực tài chính, trong khi bảo vệ các thông tin mật. Các hiệp định cũng yêu cầu các bên phải có các hệ thống thanh toán do các tổ chức công vận hành sẵn sàng cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cấp phép cũng như các phương tiện giao dịch sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, cam kết sau này không dẫn đến nghĩa vụ cho phép tiếp cận nguồn vay cuối cùng của một bên.

Một điều khoản không bắt nguồn từ Phụ lục WTO về Dịch vụ tài chính yêu cầu các bên cho phép các nhà cung cấp dịch vụ của bên kia cung cấp bất kỳ dịch vụ tài chính mới nào mà họ cho phép cung cấp trên thị trường của mình. Điều này bắt nguồn từ mục Hiểu về dịch vụ tài chính, vốn là một cam kết mang tính tự nguyện giống như Tài liệu tham chiếu cho dịch vụ viễn thông.

39 Một điều khoản WTO + khác liên quan đến tự do hóa hoàn toàn dịch vụ xử lý số liệu nguồn vào và ra. Điều này có nghĩa hoàn toàn tự do chuyển tải số liệu ra nước ngoài qua đường điện tử, và nhận số liệu từ nước ngoài, tuân theo những yêu cầu về bảo mật. Cam kết như vậy cho phép các ngân hàng nước ngoài chỉ việc có một số cơ sở nhất định ở nước sở tại trong khi thực hiện mọi công việc xử lý số liệu và quản lý tài khoản tại nước mình. Điều này có thể không có lợi cho một nước đang phát triển như Việt Nam. Trong hiệp định EU-Hàn Quốc, tự do hóa việc xử lý nguồn ra được áp dụng trong vòng mười năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực hoặc muộn nhất là vào thời điểm các cam kết tương tự có hiệu lực trong bối cảnh các hiệp định hội nhập kinh tế khác.

Trái với ngoại lệ chung về trợ cấp ở các hiệp định, mục về dịch vụ tài chính cấm sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước khi khuôn khổ pháp lý trong nước quy định các dịch vụ tài chính liên quan phải được cung cấp trong một môi trường cạnh tranh.

Các hiệp định FTA của EU cũng quy định các điều khoản giải quyết tranh chấp đặc biệt, thêm vào các điều khoản chung áp dụng cho tất cả các nghĩa vụ có trong các hiệp định. Những quy định đặc biệt này cụ thể chú trọng tới sự cần thiết phải bổ nhiệm các thành viên của Ban, những người là chuyên gia về lĩnh vực tài chính và việc nghiêm cấm việc trả đũa chéo (cross-retaliate). Vì vậy, một bên không thể rút những ưu đãi trong dịch vụ tài chính nhằm đền bù cho việc vi phạm cam kết ảnh hưởng đến các ngành khác mà không phải dịch vụ tài chính của bên kia, kể cả những cam kết vi phạm là trong lĩnh vực tài chính

Cuối cùng, các hiệp định quy định rằng các bên có thể đàm phán việc công nhận lẫn nhau về tính tương đương của các biện pháp thận trọng. Các hiệp đinh cũng quy định rằng nếu một một trong các bên đã tham gia thỏa thuận công nhận lẫn nhau như vậy với một nước thứ ba, bên đó phải trao cho bên còn lại khả năng tham gia với điều kiện giống như vậy.

6. Dịch vụ hàng hải quốc tế

Các hiệp định FTA của EU đánh dấu một sự đối lập rõ ràng với sự thất bại lâu nay trong bối cảnh WTO trong việc thống nhất về các quy định quản trị thương mại đối với lĩnh vực này

Các hiệp định cam kết các bên cung cấp

 Tiếp cận không giới hạn thị trường hàng hải quốc tế trên cơ sở thương mại và không phân biệt đối xử;

 Đối xử quốc gia dành cho tàu biển của bên kia trong việc tiếp cận và sử dụng các

cảng, dịch vụ phụ trợ và các dịch vụ chủ chốt khác;

 Tiếp cận các dịch vụ cảng quan trọng như:

o Hoa tiêu;

40 o Cung cấp viễn thông;

o Tiếp nhiên liệu và nước;

o Thu gom rác và xử lý chất thải;

o Dịch vụ giám sát bốc dỡ tại cảng;

o Hỗ trợ lái tàu

o Các dịch vụ vận hành trên bờ cần thiết cho việc vận hành tàu biển bao gồm thông tin, cung cấp điện, nước, phương tiện sửa chữa khẩn cấp, neo đậu, cập cảng.

Thêm vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ hàng hải của mỗi bên được phép thành lập sự hiện diện thương mại ở bên kia trên cơ sở đối xử quốc gia.

Định nghĩa dịch vụ hàng hải bao gồm các dịch vụ đa phương tiện - một điều khoản được đề xuất mà không thành công trong đàm phán GATS về dịch vụ hàng hải.

Cuối cùng, nghiêm cấm các bên không được làm ảnh hưởng đến cạnh tranh trong lĩnh vực hàng hải bằng việc ký kết các thỏa thuận vận chuyển chung hàng hóa trong các hiệp định song phương trong tương lai với các bên thứ ba liên quan đến dịch vụ vận tải biển hoặc bằng việc đưa ra các biện pháp hay những trở ngại nhằm gây ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại tự do, tới không phân biệt đối xử và sân chơi cạnh tranh trong lĩnh vực này. Đạt được những cam kết này trong ngành hàng hải là một trong những ưu tiên của ngành công nghiệp châu Âu, được thể hiện trong Diễn đàn ESF.

7. Dịch vụ du lịch

Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc và EU-Colombia, Peru không đề cập cụ thể lĩnh vực này. Hiệp định EPA EU-CARIFORUM lại có đề cập do yêu cầu mạnh mẽ từ phía các nước CARIFORUM. Du lịch thực sự là một ngành tối quan trọng đối với các nước này.

Các nguyên tắc được thống nhất trong hiệp định EU-CARIFORUM thể hiện một phương thức tiếp cận “GATS cộng” với những nét nguyên bản và nét mới. Những nguyên tắc này phần lớn được dựa trên các đề xuất đệ trình trong đàm phán WTO không thành công về Phụ lục GATS đối với dịch vụ du lịch, một số nước CARIFORUM đã có đóng góp to lớn cho những nguyên tắc này. Các điều khoản chủ chốt đề cập việc phòng chống những hoạt động phản cạnh tranh, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nhận lẫn nhau, tăng cường du lịch bền vững, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường, các điều khoản chi tiết về hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật.

Theo Điều 111 của hiệp định EU-CARIFORUM, các bên được yêu cầu phải duy trì hoặc đưa ra

41

“các biện pháp phù hợp…nhằm mục đích ngăn các nhà cung cấp, đặc biệt trong bối cảnh các mạng lưới phân phối dịch vụ du lịch (1), không được làm ảnh hưởng nhiều đến sự tham gia vào thị trường liên quan đến dịch vụ du lịch bằng việc tham gia hoặc tiếp tục các hoạt động phản cạnh tranh, bao gồm, ngoài những hoạt động khác, lạm dụng vị trí thống lĩnh thông qua việc áp đặt giá không công bằng, điều kiện ưu đãi riêng, từ chối giao dịch, hạn chế số lượng hoặc liên kết nhóm lợi ích ngành dọc.

Những nguyên tắc đối với các hoạt động phản cạnh tranh được coi là một thành quả quan trọng của các nước CARIFORUM, bởi ngành du lịch toàn cầu có xu hướng bị thống trị bởi một số ít các doanh nghiệp trong nhóm lợi ích lớn có quyền lực trên thị trường, mà nhiều trong số các doanh nghiệp này đặt tại hoặc có nguồn gốc từ châu Âu.

Hơn nữa, hiệp định EPA EU-CARIFORUM quy định các bên sẽ “nỗ lực

Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ trên cơ sở thương mại cho sự hiện diện thương mại trong các nước CARIFORUM tham gia ký kết, và

Tạo thuận lợi cho sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Một điểm đáng chú ý khác trong mục liên quan đến du lịch là các điều khoản hợp tác phát triển, đưa ra các mục tiêu chi tiết và cụ thể cho việc hợp tác trong ngành này. Các bên đã đồng ý khởi động công tác về danh mục không giới hạn các lĩnh vực, bao gồm nâng cao năng lực cho quản lý môi trường, xây dựng chiến lược thị trường dựa trên internet cho các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa, cũng như nâng cấp hệ thống tài khoản quốc gia với quan điểm tạo thuận lợi cho việc đưa ra tài khoản vệ tinh du lịch cấp khu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)