NHỮNG SÁNG KIẾN BỔ SUNG TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (Trang 50)

DỊCH VỤ

VI.1 Đàm phán các thỏa thuận công nhận lẫn nhau đối với văn bằng chuyên môn của các nhà cung cấp dịch vụ

Các FTA thế hệ mới của EU quy định khả năng cho các bên đàm phán và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Những thỏa thuận như vậy, như đã đề cập ở trên, là cần thiết để thực hiện trên thực tế các cam kết mở cửa thị trường đối với các nhà chuyên môn.

1. Định nghĩa Công nhận lẫn nhau

Công nhận lẫn nhau là môt khái niệm quen thuộc trong các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực. Ở cấp quốc tế, Điều VII:1 của hiệp định GATS trong WTO hoàn toàn công nhận rằng một thành viên WTO có thể ra điều kiện cung cấp bất kỳ dịch vụ thương mại nào về việc các nhà cung cấp thực hiện đầy đủ “tiêu chuẩn hay tiêu chí để cấp phép hay giấy chứng nhận cho các nhà cung cấp dịch vụ...”. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi chính phủ các nước muốn chắc chắn rằng những người cung cấp các dich vụ chuyên môn đủ trình độ để thực hiện công việc được giao. Không khó đánh giá các văn bằng khi một nhà cung cấp dịch vụ được đào tạo trong nước. Tuy nhiên, khi nhà cung cấp dịch vụ được đào tạo ở nước ngoài, phải có phương tiện để đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ đó có năng lực thực hành chuyên môn của mình ở nước sở tại. Việc “công nhận” các văn bằng chứng chỉ nước ngoài đối với các ngành chuyên môn là điều phổ biến trong quy định pháp luật của nhiều quốc gia. Việc công nhận có thể mang tính độc lập, những thường về bản chất là có đi có lại. Nói cách khác, các nước đàm phán thỏa thuận theo đó họ công nhận bằng cấp chuyên môn (giấy phép, văn bằng, chứng chỉ,...) của nhà cung cấp dịch vụ của các nước khác. Những thỏa thuận như vậy được gọi là các thỏa thuận “công nhận lẫn nhau”.

2. Công nhận lẫn nhau khác với Tính tương đương

Các bằng cấp, chứng chỉ,...tương đương thường là điều kiện tiên quyết đối với công nhận lẫn nhau. Các bằng cấp, chứng chỉ có thể tương đương, nhưng nếu không có một thỏa thuận công nhận những bằng cấp, chứng chỉ này là tương đương thì sẽ không có sự công nhận. Ở cấp nhà nước, việc công nhận có thể là đơn phương hay công nhận lẫn nhau, và nếu là công nhận lẫn nhau thì hoặc là song phương hay liên quan đến một số nước. Dù là đơn phương hay công nhận lẫn nhau, các thỏa thuận công nhận đều dựa trên mục đích chấp nhận các nhà cung cấp dịch vụ có trình độ để họ thực hiện hoạt động thương mại ở nước sở tại.

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau dễ đàm phán nhất trong lĩnh vực dịch vụ là giữa các nước có những yêu cầu hài hòa về học vấn và thực tế (liên quan đến kinh nghiệm) để trở thành một nhà chuyên môn trong ngành (ví dụ như kiến trúc). Nếu các sinh viên của hai nước

47 phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về học vấn và thực tế để trở thành các nhà chuyên môn, và qua được các kỳ thi lấy bằng hay cấp chứng chỉ, không khó công nhận rằng họ có bằng cấp “tương đương” – đặc biệt nếu họ đến từ các nước có chung ngôn ngữ và những di sản lịch sử, văn hóa và kiến trúc giống nhau. Nếu dễ dàng thiết lập được tính tương đương, sự công nhận cũng dễ được trao.

Xác định tính tương đương là một bước quan trọng trong các thỏa thuận công nhận lẫn nhau liên quan đến kiến trúc. Thông thường, các hiệp hội chuyên môn ở các nước xem xét những thỏa thuận công nhận lẫn nhau phải gặp gỡ để quyết định xem liệu học vấn và kinh nghiệm làm việc có tương đương không, và việc công nhận lẫn nhau được dựa trên kết quả cuối cùng này. Việc xác định tính tương đương vì vậy có thể là một sự đánh giá mang nhiều giá trị, có thể bao gồm việc đánh giá các cơ sở đào tạo, giáo trình, các kỳ thi và kinh nghiệm làm việc.

Một khi thiết lập được tính tương đương, các nước thường áp đặt các yêu cầu khác trong quá trình công nhận lẫn nhau. Thường thì các nhà chuyên môn muốn trở nên chuyên nghiệp ở nước ngoài phải thể hiện hiểu biết pháp luật và tập quán địa phương, bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ địa phương, trước khi bằng cấp của họ được công nhận ở nước ngoài. Thậm chí trong những trường hợp khi xác định được tính tương đương, và có sự công nhận lẫn nhau đối với các bằng cấp chuyên môn, một số nước còn yêu cầu một vài năm kinh nghiệm làm việc cho một nhà cung cấp dịch vụ địa phương trước khi nhà chuyên môn có thể hành nghề độc lập.

3. Thủ tục

Các FTA của EU quy định rằng các cơ quan chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan phải có đề xuất khuyến nghị về công nhận lẫn nhau đối với các yêu cầu, văn bằng, chứng chỉ, giấy phép và các quy định khác trong lĩnh vực của mình cho Ủy ban song phương như quy định trong hiệp định.

Khi đề xuất khuyến nghị được gửi đi, nếu được nhìn nhận là nhất quán với Hiệp định và có đủ thông tin trao đổi giữa các bên liên quan, các bên sẽ bắt đầu đàm phán với mục đích ký kết một thỏa thuận về công nhận lẫn nhau đối với các yêu cầu, văn bằng, chứng chỉ, giấy phép và các quy định khác.

Thỏa thuận này phải tuân thủ với các điều khoản liên quan của Hiệp định WTO và đặc biệt, Điều VII của GATS.

Cần lưu ý rằng, một rủi ro chính của hình thức thủ tục này là các cơ quan chuyên môn có liên quan của một trong các bên không hợp tác trong việc đưa ra các đề xuất như yêu cầu,

48 và như vậy có thể làm bế tắc việc ký kết thỏa thuận MRA. Hiệp đinh FTA EU-Hàn Quốc có bổ sung rằng:

“Các bên sẽ khuyến khích các cơ quan đại diện chuyên môn có liên quan trên lãnh thổ của mình cùng xây dựng và cung cấp các khuyến nghị về công nhận lẫn nhau cho Ủy ban Thương mại”.

Hiệp định FTA EU-Việt Nam rất cần đưa vào những điều khoản như vậy.

4. Các ví dụ

Trong việc áp dụng Điều 85 của hiệp định EU-CARIFORUM, các hiệp hội kiến trúc và kỹ sư của các nước CARIFORUM và EU đã tham gia đối thoại với mục đích chuẩn bị cho đàm phán thỏa thuận MRA trong các lĩnh vực của mình.

Điều này cũng đang diễn ra trong bối cảnh đàm phán FTA EU-Canada. Sự khác biệt giữa hai hiệp định là đàm phán MRA trong bối cảnh EU-CARIFORUM diễn ra sau khi hiệp định đã ký kết, trong khi trường hợp EU-Canada, đàm phán MRA đi kèm với đàm phán hiệp định. Điều này làm giảm rủi ro các hiệp hội chuyên môn của một trong các nước chậm chạp trong việc thảo luận tính tương đương và công nhận lẫn nhau.

VI.2. Quy định về trợ cấp và các biện pháp phòng vệ thương mại trong các ngành dịch vụ

Không hiệp định nào trong số các FTA của EU trong bài phân tích này có các điều khoản liên quan tới trợ cấp và các biện pháp phòng vệ thương mại, như vậy phản ánh sự im lặng của GATS về vấn đề này. Điều khoản về trợ cấp thậm chí còn bị loại trừ một cách rõ ràng khỏi phạm vi của các FTA, ngoại trừ mục về các dịch vụ tài chính nghiêm cấm bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước khi khuôn khổ luật định trong nước quy định rằng các dịch vụ tài chính liên quan phải được cung cấp trong một môi trường cạnh tranh.

Điều này do vậy đã bị trì hoãn sang các vòng đàm phán WTO đang diễn ra mà tác giả của nghiên cứu này đã có khyến nghị trong bối cảnh hoạt động WTO-4 (MUTRAP III).

49

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)