Thương mại điện tử

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (Trang 45)

IV. QUY ĐỊNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

8. Thương mại điện tử

Hiệp định công nhận tầm quan trọng của thương mại điện tử và thống nhất tăng cường, theo các tiêu chuẩn quốc tế “cao nhất”, đáng chú ý là tiêu chuẩn liên quan đến bảo toàn số liệu.

Trong hiệp định EU-Hàn Quốc, các bên công khai đồng ý không áp thuế hải quan đối với “giao nhận” bằng phương tiện điện tử. Tuy nhiên, các bên không quyết định liệu những hàng giao này là hàng hóa hay dịch vụ. Trong hiệp định EPA EU-CARIFORUM và FTA

42

cung cấp dịch vụ…không thể chịu thuế hải quan”. Kết quả đúng như vậy: các bên tự cam kết không áp thuế hải quan đối với thương mại điện tử trong tương lai. Cần lưu ý rằng trong WTO đã có sự tạm ngừng áp dụng, mang tính tự nguyện, thuế hải quan đối với “giao dịch điện tử” kể từ năm 2001. Việc này được gia hạn vào năm 2006 cho đến Hội nghị Bộ trưởng tiếp theo, những các thành viên đã không đồng ý với đề xuất nhằm biến sự tạm ngừng này thành cố định và mang tính cam kết. Vẫn chưa rõ liệu việc áp dụng thuế hải quan đối với giao dịch điện tử có thể khả thi trên thực tiễn hay không.

Hiệp định FTA EU-Colombia và Peru còn quy định bên cạnh các FTA khác, rằng các bên

phải “nỗ lực” nhằm “có các văn bản quản lý thương mại dưới dạng bản mềm cho công

chúng tiếp cận và chấp nhận các văn bản hành chính gửi qua đường điện tử có giá trị pháp lý như bản chính thức

Cuối cùng, các hiệp định còn quy định việc hợp tác pháp lý giữa các bên. Các bên chấp thuận duy trì đối thoại về những vấn đề quan trọng, như chữ ký điện tử, trách nhiệm, xử lý thư rác, bảo vệ người tiêu dùng, …

9. Kết luận

Gần như chắc chắn rằng hiệp định FTA giữa EU-Việt Nam sẽ có một chương về quy định trong nước tương tự như trong ba hiệp định được nêu. Vấn đề chính đối với Việt Nam là xử lý xem những khác biệt trong các chương của các hiệp định có tác động tới hoàn cảnh của mình đến mức độ nào. Hơn nữa, Việt Nam có thể mong muốn thêm vào những quy định pháp lý hoặc các ngành mới như trường hợp các nước CARIFORUM đối với ngành du lịch.

Những khác biệt chính, đáng chú ý giữa các hiệp định được tóm lược như sau:

 Thêm vào trong mục chung về thủ tục cấp phép của hiệp định EU-Hàn Quốc một

điều khoản yêu cầu phải có quyết định đối với hồ sơ xin cung cấp dịch vụ qua biên giới trong vòng 120 ngày kể từ ngày hoàn tất hồ sơ. Hồ sơ được coi là hoàn tất khi tất cả giấy tờ được đưa vào hồ sơ và được trình bày nếu có yêu cầu.

Tác động đối với Việt Nam: có thể có sự tổ chức lại về mặt hành chính trong một số cơ quan nhất định.

 Các điều khoản chi tiết về dịch vụ thư tín trong hiệp định EPA EU-CARIFORUM

và hiệp định FTA EU-Colombia và Peru. Những điều khoản này không có trong FTA EU-Hàn Quốc.

Tác động đối với Việt Nam: có thể cần rà soát và đưa ra quy định trong nước và phòng vệ cạnh tranh trong lĩnh vực thư tín ở Việt Nam.

43

 Thêm vào trong mục về dịch vụ viễn thông của hiệp định FTA EU-Colombia và

Peru các điều khoản bổ sung liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chủ chốt chính, trên thực tế là những nhà cung cấp hiện thời.

Tác động đối với Việt Nam: có thể EU sẽ nhất định yêu cầu có những điều khoản đó. Điều này sẽ không tránh khỏi việc ảnh hưởng đến vị trí của những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chủ chốt ở Việt Nam.

 Thêm vào trong mục liên quan đến dịch vụ tài chính trong hiệp định FTA EU- Colombia và Peru tham chiếu về “Mười nguyên tắc chia sẻ thông tin” mà các Bộ trưởng tài chính của các nước G7 ban hành.

Tác động đối với Việt Nam: vấn đề này cần có sự đánh giá kỹ lưỡng hơn.

 Cam kết của các nước CARIFORUM, Colombia và Peru về xử lý số liệu nguồn

vào và ra liên quan đến dịch vụ tài chính. Trong hiệp định EU-Hàn Quốc, tự do hóa xử lý số liệu nguồn ra áp dụng trong vòng mười năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực hoặc muộn nhất là vào thời điểm các cam kết tương tự có hiệu lực trong bối cảnh các hiệp định hội nhập kinh tế khác.

Tác động đối với Việt Nam: vấn đề này cần đánh giá kỹ lưỡng. Điều này có thể khuyến khích việc đầu tư hạn chế của các ngân hàng nước ngoài, việc quản lý tài khoản của người Việt Nam tại cơ sở ở nước của họ.

 Các điều khoản chi tiết về dịch vụ du lịch trong hiệp định EPA EU-

CARIFORUM.

Tác động đối với Việt Nam: những điều khoản này tất nhiên có thể có tác động tích cực với Việt Nam, như với các nước CARIFORUM.

 Trong hiệp định EPA EU-CARIFORUM và FTA EU-Colombia và Peru, giao

nhận bằng phương tiện điện tử sẽ được coi như cung cấp dịch vụ. Điều này không được công nhận trong FTA EU-Hàn Quốc, kể cả trên thực tế, nó không thay đổi nhiều bởi tất cả các hiệp định quy định không có thuế hải quan áp cho giao nhận điện tử.

Tác động đối với Việt Nam: không

 Thêm vào trong hiệp định FTA EU-Colombia và Peru rằng các bên phải “nỗ lực”

44

cận và chấp nhận các văn bản hành chính gửi qua đường điện tử có giá trị pháp lý như bản chính thức.

Tác động đối với Việt Nam: cần được đánh giá, nhưng thoạt nhìn thì những điều khoản này không có vấn đề gì.

45

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)