Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 29)

1.1.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tượng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã được công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ.

Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp. Ví dụ như các nghiên cứu thăm dò hoặc nghiên cứu mô tả. Ngay cả khi dữ liệu thứ cấp không giúp ích cho việc ra quyết định thì nó vẫn rất quan trọng vì nó giúp xác định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề. Nó là cơ sở để hoạch định việc thu thập các dữ liệu sơ cấp; cũng như được sử dụng để xác định tổng thể chọn mẫu và thực hiện chọn mẫu để thu thập dữ liệu sơ cấp.

Trong phạm vi nghiên cứu này, các số liệu và thông tin về hoạt động dịch vụ ngân hàng được thu thập từ các báo cáo qua các năm của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa như Báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán cũng như các tư liệu nghiên cứu hiện có về hoạt động tín dụng của chi nhánh được đăng tải trên website, báo, tạp chí và Internet…

Ngoài ra tác giả cũng tham khảo và kế thừa một cách hợp lý các báo cáo khoa học, luận văn của các nghiên cứu trước.

1.1.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp trong luận văn được thu thập thông qua phương pháp quan sát và điều tra. Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của con người. Qua cảm nhận nơi mình đang sống hay hành động, con người có thể ghi nhận và lượng định các sự kiện bên ngoài. Quan sát gồm hai hành động của con người: nghe nhìn để cảm nhận và lượng định. Con người có thể quan sát trực tiếp bằng tai, mắt để nghe, nhìn hay bằng phương tiện cơ giới. Quan sát là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, dù đây không phải một phương pháp điều tra vì không có các câu hỏi hay câu trả lời như thường lệ. Tuy vậy muốn phương pháp này đạt kết quả tôt cần phải có một mẫu nghiên cứu thích đáng.

Quan sát, nghiên cứu những tài liệu có sẵn: Đây là hình thức quan sát, nghiên cứu những tài liệu đã có sẵn hoặc cố định về bản chất trong một khoảng thời gian nhất định (không có tính hành vi). Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích những ghi chép có được trong thời gian trước đó hay trong hiện tại từ những bản quyết toán tài chính, những dữ liệu kinh doanh ...

Quan sát bằng con người: Theo cách này, tác giả đã sử dụng các giác quan của mình để tiến hành quan sát các đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: quan sát xem

có bao nhiêu người đi quanh và bao nhiêu người ra vào các phòng giao dịch tại chi nhánh; quan sát và đo đếm số lượng của các hồ sơ vay vốn tại các phòng giao dịch ở những thời điểm khác nhau; quan sát về hành vi ứng xử trong các cán bộ tín dụng giao dịch với khách hàng …..

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa (Trang 29)